Xu Hướng 9/2023 # Bách Bộ Là Gì?Những Lợi Ích Của Bách Bộ Đối Với Sức Khoẻ # Top 13 Xem Nhiều | Cuik.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bách Bộ Là Gì?Những Lợi Ích Của Bách Bộ Đối Với Sức Khoẻ # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bách Bộ Là Gì?Những Lợi Ích Của Bách Bộ Đối Với Sức Khoẻ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bộ phận dùng để làm thuốc của bách bộ là phần rễ củ

Giới thiệu sơ lược về Bách bộ

Bách bộ có tên khoa học làStemona tuberosa Lour, thuộc họ Stemonaceae, ngoài ra còn được gọi là dây ba mươi, dây dẹt ác… . Bách bộ là một cây thân leo, dài chừng 6–8m, có khi hơn. Rễ củ nhiều, mập, nạc, có hình trụ, mọc thành khóm dày, dài từ 15–30cm. Thân nhẵn, hình trụ, màu lục nhạt và hơi phình. Lá mọc đối hoặc so le, có 10–12 gân phụ chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống dài từ 2–4cm, gồm 1–2 hoa màu vàng hoặc đỏ. Bách bộ có mùa hoa sẽ rơi vào tháng 3-5, còn mùa quả sẽ vào tháng 6-8. Cây bách bộ mọc từ hạt sau hai năm thì có hoa quả. Có thể trồng được bằng hạt hoặc phần gốc sau khi đã thu hết củ.

Có nhiều loại bách bộ khác cũng được dùng làm thuốc: Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei Gagnep), Bách bộ nam (Stemona cochinchinensis Gagnep), Bách bộ đứng (Stemona collinsae Craib)

Bách bộ được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam, bách bộ phân bố nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình và Thanh Hóa. Bách bộ mọc nơi đất tơi xốp có rễ củ nhiều và to, là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Sau khi bị chặt phá, phần còn sót lại vẫn còn khả năng phát triển thành cây mới

Bộ phận dùng của bách bộ

Người ta thường dùng rễ củ đã phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Rễ bách bộ dài từ 5cm trở lên, nó có hình dạng cong queo, đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài có màu vàng nâu, nhiều nếp nhăn. Khi cần làm thuốc, ta đào rễ khi trời khô ráo, rửa sạch cát, cắt bỏ hai đầu. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to có thể bổ làm đôi rồi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50–60ºC.

Trong sách phương pháp bào chế đông dược có hướng dẫn cách dùng như sau:

Dùng sống: rửa sạch, ủ mềm, rút bỏ lõi, thái mỏng và phơi khô

– Dùng chín: tẩm mật một đêm rồi đem đi sao vàng

Thành phần hóa học của bách bộ

Rễ bách bộ chứa chứa 2,3% glucid, 9,25% protid, 0,84% lipid, nhiều axit hữu cơ (axit malic, axit oxalic, axit succinic, axit acetic, axit formic), 3 dẫn chất bibenzyl và đặc biệt nhất là alkaloid, gồm có: stemonin, tuberostemonin, neotuberostemonin, oxotuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, stenin, stemotinin, isostemotinin… Trong đó hoạt chất đáng chú ý là stemonin, sau này được xác định là tuberostemonin L-G. Theo dược điển Việt Nam, hàm lượng alkaloid toàn phần trong rễ bách bộ cần đạt được 0,15% tính theo tuberostemonin L-G.

Thành phần hóa học steamonin trong cây bách bộ có tác dụng trị ho

Bách bộ có vị ngọt, đắng, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế, sát trùng. Nhiều nghiên cứu trong y học cổ truyền đã chứng minh bách bộ có tác dụng trong việc trị ho, trị giun và diệt sâu bọ

– Tác dụng chữa ho: steamonin có tác dụng là giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho. Bách bộ còn được thí nghiệm có kết quả tốt trong việc điều trị bệnh lao hạch

– Tác dụng kháng khuẩn: bách bộ có tác dụng diệt vi khuẩn ở ruột già và kháng được vi khuẩn của bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.

– Tác dụng sát trùng và chữa giun: stemonin có thể làm cho giun tê liệt. Theo kinh nghiệm chữa bệnh, uống 3 thìa cà phê cao nước bách bộ một lần có tác dụng xổ giun.

Những người có tình trạng dạ dày yếu không nên dùng Bách bộ

Liều dùng, cách dùng bách bộ

– Chữa ho: ngày dùng 4–12g, dưới dạng thuốc sắc, cao, viên hoặc bột.

– Chữa giun: ngày uống 7–10g, dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm, lúc đói, uống trong 5 ngày liên tiếp.

– Diệt côn trùng: ruồi uống nước sắc bách bộ cho thêm ít đường sẽ chết tới 60%. Tiêu diệt bọ gậy ta dùng dung dịch bách bộ 1/20

Tham Khảo Thêm:

 

Tại sao siro ho nhiễm độc giết chết hàng trăm trẻ?

Advertisement

– Đốt rễ bách bộ, hơ khói để diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận. Nước sắc rễ bách bộ dùng gội đầu, ngâm quần áo có tác dụng diệt chấy rận.

Lưu ý khi sử dụng bách bộ

– Những người có chức năng tiêu hóa yếu (tì vị) không dùng dược liệu này. Đặc biệt, không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Sử dụng bách bộ được xem là khá an toàn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, wikipedia

Giảo Cổ Lam Là Gì?Những Lợi Ích Của Giảo Cổ Lam Đối Với Sức Khoẻ

Giảo cổ lam có thân là dây leo nên nó thường leo chùm ở trên tảng đá hay cây bụi

Giới thiệu sơ lược về Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có tên khoa học làGynostemma pentaphyllum,thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Ngoài ra, nó còn có các tên gọi khác như: cổ yếm, thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm….. Giảo cổ lam có thân dây leo mảnh, không lông, có chiều dài các phân đốt từ 6 – 10 cm, cây mọc leo trên giá tựa hoặc bò. Lá cây có hình lá kép chân vịt, có cuống ngắn, phiến hình xoan, thuôn nhọn 2 đầu, mép lá có răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, màu lục, mỏng. Thông thường một cành có khoảng từ 3 – 9 lá ( thường là 5 – 7 lá).

Hoa đơn tính, cụm hoa có hình chụy, thòng, mọc chùm ở kẽ lá dài 3-6cm. Hoa nhỏ với ống bao hoa rất ngắn có 5 cánh màu trắng hoặc vàng nhạt, hình sao, đài tạo thành ống ngắn; 5 cánh hoa dài, nhọn, rời nhau; bao phấn hình đĩa; hoa cái có 3 vòi nhụy. Quả tròn, nhỏ 5-9mm, khi non có màu trắng, chín màu đen, khô, không ăn được. Cây ra hoa vào tháng 7 – 8, có quả vào tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt.

Giảo cổ lam có nhiều loại khác nhau và phân biệt bởi nhánh lá:

– 3 lá (Gynostemma laxum): Có 3 lá chét, khi phơi khô không có mùi thơm, vị ngọt, không đắng. Hiệu quả điều trị của giảo cổ lam 3 lá không cao, ít dùng trong y học và hiện còn đang được nghiên cứu.

– 5 lá (Gynostemma pentaphyllum): Đây là loại được sử dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Vì có 5 lá nên nó còn được gọi là ” Ngũ diệp sâm”, còn có tên tiếng anh là Jiaogulan. Khi dùng pha trà nó có mùi thơm, vị đắng nhưng rất dễ uống và ngọt hậu.

– 7 lá (Gynostemma pubescens): Giảo cổ lam 7 lá mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi núi, kể cả ở ven đường, bờ dào, bụi dậm. Khi pha uống nó có vị rất đắng và khó uống, trà không được thơm. Hiện nay chỉ có Việt Nam là dùng loại này cùng với loại 5 lá.

Cây thường được phân bố ở những nơi đất ẩm, ánh sáng yếu hoặc có bóng mát, độ cao phân bố đến 1.600 m.Thường leo trùm lên các tảng đá hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa núi. Ở Việt Nam, cây được phát hiện trên núi Phan Xi Păng vào năm 1997 bởi chúng tôi Phạm Thanh Kỳ. Hiện cây phân bố rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lai Châu,….Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện nhiều ở những khu rừng thưa và ẩm của một số quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Triều Tiên…và một vài quốc gia ở Châu Âu.

Bộ phận dùng của

Giảo cổ lam

Người ta dùng toàn bộ cây trên mặt đất, chỉ chừa lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm, để cây tiếp tục sinh trưởng. Giảo cổ lam được thu hái quanh năm, chủ yếu thu hái vào mùa xuân là lúc cây phát triển mạnh và có hàm lượng hoạt chất cao nhất, khi thu hái đảm bảo không lẫn các loài khác. Khi làm thuốc, ta thái cây thành từng khúc khoảng 3 – 5 cm, rửa sạch, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC. Bảo quản dược liệu nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, có thể bảo quản trong kho lạnh.

Thành phần hóa học của Giảo cổ lam

Thành phần hóa học chính và được nghiên cứu nhiều nhất là saponin. Các saponin trong Giảo cổ lam thường được đặt tên là các Gypenosid. Trong 100 gypenosid đã được phân lập từ Giảo cổ lam thì có 6 saponin có trong Panax (nhân sâm). Ngoài saponin, Giảo cổ lam còn có các flavonoid như vitexin và những chất khác như allantoin, acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se….

Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Giảo cổ lam là một phương pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu.

Một thử nghiệm về tác dụng bổ sung của Gynostemma pentaphyllum đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu với 56 người được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy sau 6 tháng sử dụng 80ml Giảo cổ lam các chỉ số cân nặng, AST, ALT, chỉ số kháng insulin đều giảm đáng kể. Các nhà nghiên cứu kết luận Giảo cổ lam là một phương pháp điều trị hỗ trợ hiệu quả cho liệu pháp ăn kiêng cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu.

Trong một nghiên cứu ngăn ngừa sự tích tụ lipid tự do do axit béo gây ra, stress oxy hóa và chết tế bào trong các tế bào gan nguyên phát nhờ chiết xuất Gynostemma pentaphyllum, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được là Giảo cổ lam có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và đái tháo đường

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Giảo cổ lam chỉ làm giảm đường huyết ở những người có nồng độ đường huyết cao

Năm 2004, Viện Dược liệu Trung ương kết hợp với Viện Karolinska Thụy Điển đã tìm ra hoạt chất mới từ cây giảo cổ lam có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được hoạt chất này và một saponin mới ra đời được đặt tên là Phanosid (lấy tên nhà khoa học Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Điều thú vị là Giảo cổ lam hầu như không làm hạ đường huyết khi nồng đường trong máu ở giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết ở những người có nồng độ đường huyết cao.

Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường type 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng Giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam.

Hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Giảo cổ lam có tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu

Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ ăn giàu lipid cho thấy: uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này.

Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc công bố năm 2005 cũng khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong máu, triglycerid và cholesterol LDL trên mô hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của nghiên cứu này thìGiảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong máu 85%, cholesterol toàn phần 44% và giảm lượng LDL 35%, tác dụng này gần như tương đương với atorvastatin.

Tác dụng lên tim mạch, huyết áp

Advertisement

Giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric giúp kiểm soát huyết áp

Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã đưa ra bằng chứng vô cùng thuyết phục khẳng định giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Các nhà khoa học cho hay uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Để làm rõ hơn, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân huyết áp cao được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng giảo cổ lam, một nhóm dùng nhân sâm, nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide. Kết quả, nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp 82%, nhóm dùng thuốc imdapamide giảm 93%, nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%. Như vậy, sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao

Gần đây hoạt chất adenosin trong Giảo cổ lam 5 lá được GS.TSKH. Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam) phát hiện ra. Ông chỉ ra rằngadenosin có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt), có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, tăng cường máu lên não, ổn định huyết áp, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Tác dụng chống khối u

Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u

Năm 2011, nghiên cứu của chúng tôi Phạm Thanh Kỳ và chúng tôi Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã được đăng tải trên Tạp chí Dược học số 5/2011 chứng minh chiết xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u một cách rõ rệt.

Năm 2012, 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam được tìm thấy bởi chúng tôi Phạm Thanh Kỳ phối hợp với các cộng sự Hàn Quốc và được đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các chất này được chứng minh có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư bạch cầu, phổi, đại tràng, vú và tử cung.

Giảo cổ lam là một dược liệu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nếu muốn sử dụng hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để có thể dùng Giảo cổ lam hiệu quả hơn, phát huy được tối đa công dụng của nó.

Nguồn: Wikiduoclieu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Sản phẩm Giảo cổ lam tại Nhà thuốc An Khang

Lọ 60 viên

25 gói x 2g

Lọ 100 viên

Gạo Lứt Là Gì Và Lợi Ích Của Gạo Lứt Đối Với Sức Khoẻ

Bản thân gạo trắng và gạo lứt có cùng nguồn gốc là hạt thóc (lúa), nhưng trong quá trình xây xát tách vỏ, gạo lứt chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám bên ngoài, là phần rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng.

Vì thế gạo lứt thường có màu ngà hơn hoặc màu nâu, nâu đen. Khi độ xây xát tăng lên thì gạo lứt cũng sẽ thành gạo trắng.

Gạo lứt với thành phần bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… giàu vitamin như B1, B2, B3, B6… Nó được khuyến khích dùng 2 – 3 lần/tuần, đặc biệt với người muốn ăn kiêng, giảm đường và tăng cường chất xơ.

Để cảm nhận được hết vị ngọt của gạo lứt, cần nhai kỹ hơn đến khi hạt cơm gạo lứt chảy nước, và đó cũng là cách giúp chúng dễ được tiêu hóa hơn.

Tuy nhiên, gạo lứt không chỉ có một loại mà còn nhiều loại khác. Cùng tìm hiểu các loại gạo lứt thông qua bài viết: Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau?

Giảm mỡ trong máu (cholesterol máu)

Trong gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, carotenoid, axit omega-3, IP6 giúp làm giảm cholesterol, triglyceride, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và mỡ trong máu cao.

Giúp giảm cân

Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt giúp nhanh no, giảm cảm giác đói, giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều, tăng cường trao đổi chất và điều hoà  glucose hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Theo các nghiên cứu cho thấy người ăn nửa chén gạo lứt hàng ngày làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường khoảng 60% vì trong gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B, protein, crom, chất xơ, chất chống oxy hóa,… có vai trò tích cực trong quá trình chuyển hóa glucose giúp ổn định chỉ số đường huyết trong máu hiệu quả.

Giúp tăng cường miễn dịch

Sterol và sterolin là 2 chất quan trọng giúp hệ miễn dịch của cơ thể ngăn chặn được nhiều bệnh, tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virut và đặc biệt là làm chậm lại quá trình lão hóa.

Cải thiện chức năng gan

Vitamin nhóm B, inositol và phospholipid là các chất có chức năng hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Ngoài ra trong gạo lứt còn có các thành phần Tocotrienol, gamma oryzanol và các chất chống oxy hóa giúp gan tránh được nhiều tác động xấu.

Giảm sỏi thận và loãng xương

Gạo lứt có chứa Vitamin K, IP6 và hàm lượng canxi cao ngăn cản quá trình kết tinh oxalate canxi ở đường tiết liệu, giảm được nguy cơ bị sỏi thận, giảm sự phát triển của sỏi thận giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Bảo vệ tế bào khỏi sự xâm hại của các gốc tự do

Hỗ trợ hệ thống thần kinh

Nhờ lượng mangan dồi dào có trong gạo lứt giúp cơ thể tổng hợp chất béo, hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh và cả hệ sinh sản của con người. Trong 1 chén cơm gạo lứt cơ thể nhận được khoảng 80% nhu cầu mangan của cơ thể 1 ngày.

Ngừa ung thư đại tràng

Chất xơ có trong gạo lứt thuộc nhóm có lợi hàng đầu giúp ngừa ung thư đại tràng. Chúng gắn với các chất gây ung thư và chất độc trong cơ thể và ngăn không cho bám vào vách ruột.

Advertisement

Nguồn: Tạp chí Sức khỏe và đời sống

Lợi Ích Của Các Món Ăn Từ Ốc Bươu Đối Với Sức Khoẻ

Theo y học cổ truyền thì thịt ốc tính hàn, vị ngọt, thành phần chủ yếu là chất đạm, mỡ, cacbua hydrrat, canxi, photpho, sắt, các vitamin B2, PP, A… đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ.

Tăng cường sức khoẻ với ốc bươu hấp lá gừng

Băm thịt ốc nhuyễn, trộn với giò sống, cuốn với lá gừng non, sau đó nhồi vào vỏ ốc rồi hấp cách thuỷ. Kết hợp giữa tính hàn của ốc và tính ấm của gừng giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể, bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp sức khoẻ tăng cường chống lại được nhiều bệnh.

Khí huyết thông suốt với canh ốc bươu lá giang

Dùng khoảng 500g ốc bươu, 100g lá giang, vài trái ớt hiểm và thêm ít khế chua vào nồi nấu đến khi ốc chín, rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Món này là phương thuốc giúp phục hồi sức khoẻ nhanh chóng, khí huyết thông suốt.

Chữa suy nhược cơ thể với ốc bươu nấu giả ba ba

Các nguyên liệu cần cho món này là thịt ốc bươu 500g, 100g thịt ba rọi cắt nhỏ, chuối xanh cắt lát, đậu phụ nướng hoặc chiên, thêm tía tô.

Cách nấu: Phi tỏi với dầu cho thơm rồi cho thịt heo vào xào cho thịt săn lại, cho thêm ít nước nấu khoảng 15 phút rồi cho chuối và đậu phụ vào, khi nào chín thì cho thịt ốc vào nấu khoảng 15 phút thì tắt bếp, cuối cùng cắt nhỏ lá tía tô lên trên.

Món này có tác dụng làm ấm người, dưỡng huyết, bổ âm, ích vị, thông khí, chữa suy nhược cơ thể.

Hỗ trợ trị tiểu đường với ốc bươu nấu củ chuối

Nguyên liệu: 1kg ốc bươu, 300g thịt ba rọi cắt lát, 100g mẻ chua, 300g củ chuối hột non cắt mỏng, nghệ đã vắt lấy nước, khế, hành, tỏi.

Cách nấu: Ướp ốc, thịt với mẻ chua và nước nghệ trước, sau đó phi tỏi cho thơm rồi cho ốc vừa ướp vào xào săn lại, bỏ chuối vào và thêm ít nước nấu cho chín mềm, rồi nêm gia vị cho vừa ăn cùng với cơm.

Món này có tác dụng giải độc, hỗ trợ trị đái tháo đường (làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng), trừ thấp nhiệt.

Thanh nhiệt, lợi tiểu với ốc bươu xào rượu

Nguyên liệu: 500g ốc bươu, 100g khế chua, khoảng 50ml rượu.

Cách nấu: Phi tỏi thơm rồi cho ốc vào xào săn lại, tiếp theo cho khế và rượu vào nấu đến khi chín ốc. Dùng nước tương cho thêm ít gừng băm vào để làm nước chấm.

Món này có tác dụng ích thận, tráng dương, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Chữa đại tiện không thông với ốc bươu nhồi gừng

Nguyên liệu: 500g ốc bươu bâm, gừng bâm nhỏ, cùng các gia vị khác.

Cách nấu: Trộn các nguyên liệu trên lại với nhau rồi nhồi vào vỏ ốc, sau đó hấp cách thuỷ.

Món này có thể ăn cả phần thịt ốc hấp và lấy nước hấp để uống, có tác dụng tiểu tiện dễ dàng hơn.

Lưu ý: Với các món trên cần dùng ốc bươu còn sống để lấy thịt và rửa sạch nhớt.

Ốc bươu tuy có tác dụng chữa trị nhiều bệnh, nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn 1-2 lần trên tuần là đủ tốt cho sức khoẻ.

Vì ốc có tính hàn nên ăn nhiều ốc dễ bị lạnh bụng, đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Nên ăn ốc đã nấu chín kỹ, không nên ăn ốc tái chanh

Advertisement

sẽ dễ mắc các bệnh về giun sán và nhiễm khuẩn.

Những người bị viêm loét, đau dạ dày, bệnh gout và rối loạn tiêu hoá thì không nên ăn ốc.

Không ngâm ốc quá lâu

Làm sạch ốc trước khi chế biến

Luốc ốc kĩ

Không ăn ốc chung với rượu bia

Không ăn ốc với các thực phẩm có chứa vitamin C

Lợi Ích, Tác Dụng Bất Ngờ Của Quả Nhãn Đối Với Sức Khoẻ

Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn

Nhãn có vị ngọt, tính bình, quả màu vàng nâu, hạt đen nhánh, lớp cơm dày màu trắng bao bọc hạt. Theo nghiên cứu khoa học, quả nhãn có chứa các vi chất như: Sắt, magie, kẽm, kali, photpho, protein, chất béo, đường sacaroza, glucoza. Cụ thể:

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng dinh dưỡng

Calo

48

Nước

86.3g

Protein

0.9g

Carbohydrate

10.9g

Lipid

0.1g

Chất xơ

1.0g

Canxi

21mg

Sắt

0.4mg

Mangan

0.1mg

Magie

10mg

Phốt pho

12mg

Kẽm

0.29mg

Natri

26mg

Đồng

150 μg

Vitamin B1

0.03mg

Vitamin B2

0.14mg

Vitamin C

58mg

Niacin

0.3mg

6 lợi ích của quả nhãn đối với sức khoẻ

Nhãn tốt cho hệ thần kinh

Quả nhãn chứa nhiều chất sắt và các chất khoáng khác giúp cải thiện tuần hoàn và lưu thông máu đến các tế bào thần kinh, các hoạt chất trong nhãn giúp xoa dịu căng thẳng, từ đó giúp ngủ ngon hơn.

Nhãn giúp tăng sức đề kháng

Hàm lượng vitamin C trong nhãn dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp và một số bệnh về tim mạch.

Nhãn giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt

Nhãn chứa hàm lượng vitamin nhóm B cao tốt cho thần kinh thị giác, cải thiện thị lực, hạn chế mỏi mắt và đau mắt. Bên cạnh đó thì trong nhãn còn cung cấp vitamin A giúp đôi mắt sáng khoẻ hơn.

Nhãn tốt cho xương

Nhãn chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là đồng và canxi trong nhãn giúp xương khớp chắc khỏe, giúp xương phát triển, ngừa bệnh loãng xương.

Càng lớn tuổi thì xương càng yếu dần, vì vậy cần bổ sung canxi từ tự nhiên giúp xương chắc khoẻ hơn.

Nhãn giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu có nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là do cơ thể thiếu sắt nên dẫn đến bệnh thiếu máu. Trong quả nhãn chứa hàm lượng lớn chất sắt giúp phòng ngừa được bệnh thiếu máu.

Những người hay mắc bệnh thiếu máu như bà bầu, phụ nữ sau sinh, người giảm cân, người ăn chay,… Vì vậy hãy ãn nhãn thường xuyên để bổ sung sắt cho cơ thể.

Nhãn giúp làm đẹp da

Cũng tương tự như trà xanh, trong nhãn chứa nhiều chất chống oxy hoá đặc biệt là vitamin C có tác dụng làm đẹp da và giảm sưng trên bề mặt da rất tốt, ăn nhãn thường xuyên với lượng vừa đủ sẽ giúp da trở nên đẹp hơn.

Tác dụng phụ khi ăn nhiều nhãn

Theo chúng tôi Trương Hồng Sơn tốt nhất nên ăn khoảng 200g đến 300g trong ngày là đủ dưỡng chất cung cấp cho cơ thể, nếu ăn nhiều quá sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm đến sức khoẻ:

Ăn nhiều nhãn gây nóng trong người

Tương tự như vải và sầu riêng, quả nhãn có tính nóng nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt trong cơ thể gây ra khô rát cổ, nhiệt miệng hoặc nổi mụn.

Ăn nhiều nhãn có thể gây động thai

Với phụ nữ mang thai từ tháng 7-8 thì không nên ăn nhãn, do nhãn có tính nóng nếu ăn nhiều nhãn trong thời gian này dễ dẫn đến đau bụng, băng huyết, thậm chí dẫn đến động thai.

Ăn nhiều nhãn gây tăng cân và tăng đường huyết

Lượng đường trong 300g nhãn tương đương với một bát cơm, vì vậy nếu ăn nhiều nhãn khiến bạn tăng cân nhanh chóng và đường huyết trong máu cũng tăng gây nguy hiểm.

Trường hợp không nên ăn nhãn

Người mắc bệnh tiểu đường

Lượng đường trong nhãn khá cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ làm cho đường huyết tăng đột ngột rất nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai

Nhãn có tính nóng, vì vậy không tốt cho phụ nữ mang thaigây nóng trong người, đau bụng, ra huyết, động thai, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.

Người béo phì

Trong quả nhãn chứa lượng đường lớn, nếu ăn nhiều nhãn sẽ cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể làm cho tình trạng béo phì ngày càng nặng hơn.

Người bệnh tăng huyết áp

Nhãn có tính sinh nhiệt cao, nếu ăn nhiều nhãn sẽ gây áp lực cho tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

Các câu hỏi thường gặp về quả nhãn

Quả nhãn có bao nhiêu calo?

Nhãn được biết đến là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Theo viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g nhãn có chứa khoảng 48 calo. Ngoài ra nhãn sấy khô chứa 80 calo và chè nhãn chứa 256 calo.

Bà bầu có ăn nhãn được không?

Nhãn là một loại trái cây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu có ăn nhãn được không? Câu trả lời là có, mẹ bầu ăn nhãn sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tốt. Có thể kể đến những tác dụng như: bổ sung năng lượng, giảm tình trạng mất ngủ, giảm táo bón, tăng cường hệ miễn dích.

Cách chọn và bảo quản nhãn tươi ngon như thế nào?

Nhãn là trái cây vừa ngon vừa có thể chế biến nhiều món ăn ngon. Để chọn nhãn ngon bạn nên chọn những quả có cả chùm, lá tươi, cuống cứng cáp, xanh, có hương thơm đặc trưng của nhãn. Không nên mua những quả có vỏ quá sáng và bóng, hoặc đã rụng cành.

Nhãn sau khi thu hoạch để bị hỏng và bị mất nước, các dưỡng chất cũng bị biến đổi nếu không bảo quản nhãn đúng cách.

Ăn nhãn có tốt không?

Như đã nói ở trên, nhãn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, nhãn có vị ngọt tính ấm, có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ tâm tỳ, liễm hãn. Phù hợp để phục hồi cơ thể, người bị suy nhược, khí huyết giảm sút, mất ngủ, lo âu,…

Advertisement

Tuy nhiên nếu ăn nhãn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng đường trong cơ thể tăng, không kịp chuyển hóa làm tăng đường huyết, vô cùng nguy hiểm với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều sẽ dễ mắc bệnh tăng huyết áp.

Ăn nhãn có nóng không?

Tuy nhãn là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nhãn vẫn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lí. Như thông tin ở trên, nhãn có tính ấm, ngọt nên ăn nhiều có thể gây nóng, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề như dễ nổi mụn, mẩn ngứa, khó chịu. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên ăn nhãn ở mức độ hợp lí, vừa phải, ăn khoảng 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 300g.

Đón xem nhiều thông tin về sức khoẻ tại Khoẻ đẹp mỗi ngày

Quả Mọng (Berry) Là Quả Gì? Những Lợi Ích Của Quả Mọng Đối Với Sức Khỏe

Quả mọng (berry) là quả gì?

Quả mọng (berry) là loại quả nhỏ, tròn, mềm và có rất nhiều màu khác nhau. Nhưng đa số vẫn là màu xanh, đỏ và tím. Ngoài màu sắc bắt mắt chúng rất ngon, thịt nhiều và không có hạt.

Tác dụng của quả mọng đối với sức khỏe

Quả mọng (berry) mang trong mình giàu chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nên có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, chi tiết như sau:

Cải thiện lượng đường trong máu

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quả mọng giúp tăng độ nhạy insulin, bảo vệ cơ thể tránh tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra chúng còn giúp giảm đi lượng đường trong máu và phản ứng với insulin khi tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrate.

Cung cấp chất chống oxy hóa

Giàu chất xơ

Là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào, kể cả chất xơ hòa tan. Việc tiêu thụ nhiều chất xơ hòa tan sẽ làm giảm đi việc di chuyển thức ăn qua các đường tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm đi cảm giác đói bụng.

Ngoài ra, chất xơ còn giúp cơ thể giảm đi lượng calo đáng kể, giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.

Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Quả mọng rất giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin C, vitamin K1, đồng, mangan, Folate,…

Tốt cho da

Ngăn ngừa các bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu trên động vật và người cho thấy quả mọng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư miệng và ung thư ruột kết vì trong nó chứa các chất như axit ellagic, anthocyanins và resveratrol.

Giảm mức cholesterol

Quả mọng giúp ngăn ngừa các yếu tố gây ra bệnh tim mạch, cụ thể là trên quả mâm xôi đen và dâu tây. Chúng có khả năng làm giảm cholesterol ở những người mắc các hội chứng chuyển hóa hay bị béo phì mà các nhà nghiên cứu cho hay.

Các loại quả mọng phổ biến Quả mâm xôi

Quả mâm xôi có tên tiếng Anh là raspberry, đây là loại quả có nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, được dùng làm mứt hoặc tráng miệng. Mâm xôi chứa nhiều vitamin K, vitamin C, mangan và ellagitannin.

Ngoài ra quả mâm xôi đen nổi trội hơn mâm xôi đỏ là tốt cho tim mạch, giảm viêm ở những người mắc các hội chứng chuyển hóa, nhìn chung cả mâm xôi đen và đỏ đều có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đấy!

Quả nho

Nho là quả mọng mà tên không hậu tố berry có tên tiếng anh là grape, vì nho có rất nhiều chủng và gần nhau, nên việc đặt tên khác để chỉ Nho là các loài cây thân leo thuộc chi Nho (Vitis).

Quả việt quất xanh

Việt quất xanh hay là blueberry rất giàu chất xơ, vitamin K, vitamin C, mangan và anthocyanins, giúp giảm stress oxy hóa, giảm nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó quả việt quất còn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện độ nhạy của insulin.

Quả dâu tây

Dâu tây hay strawberry rất tốt đối với tim mạch, giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và phòng ngừa tốt việc ung thư thực quản. Dâu tây được sử dụng và trồng rộng rãi trên toàn Thế giới, không quá khó để bạn ăn dâu, trong dâu giàu các chất xơ như vitamin C và mangan.

Quả cây kỉ tử

Quả việt quất đen

Việt quất đen có nguồn gốc từ châu âu tên gọi là blackberry , khác hoàn toàn với việt quất xanh có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Cũng giống như việt quất xanh, nó chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin C và vitamin E. Việt quất giúp giảm đi lượng đường dư thừa trong máu, giảm cân nặng tối đa, làm tăng cholesterol HDL và giảm cholesterol LDL.

Advertisement

Quả nam việt quất

Quả acai

Có nguồn gốc từ vùng Amazon – Brazil tên tiếng anh là acai berry , acai là quả của cây cọ acai. Loại quả này có chất xơ dồi dào và chứa hàm lượng chống oxy hóa cao. Đây là một trong các nguồn polyphenol chống oxy hóa gấp 10 lần quả việt quất.

Sử dụng quả acai dưới dạng nước ép hoặc bột đều được, các chất có trong acai có thể giúp tăng tốc độ phục hồi sau khi bị căng cơ, giảm viêm các tình trạng về xương khớp đáng ngờ đấy!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Cập nhật thông tin chi tiết về Bách Bộ Là Gì?Những Lợi Ích Của Bách Bộ Đối Với Sức Khoẻ trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!