Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Sởi Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ # Top 10 Xem Nhiều | Cuik.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Sởi Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sởi Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sởi là bệnh lý có thể lây giữa người với người. Bệnh sởi dễ lây lan đến mức nếu một người chưa có miễn dịch tiếp xúc người mắc bệnh thì có tới 90% những người này cũng sẽ bị nhiễm bệnh.1

Bệnh do virus gây ra và thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp, sau đó lây lan khắp cơ thể. Virus vẫn tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh và có thể lây lan trong tối đa 2 giờ. Một người mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho người khỏe mạnh trong khoảng 8 ngày. Bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và kết thúc khi phát ban đã xuất hiện được 4 ngày.2

Virus sởi chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Có bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi hoặc họng của người bệnh. Cụ thể, khi một người bị bệnh sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những giọt bắn bị nhiễm bệnh bắn vào không khí hoặc rơi xuống một bề mặt. Nếu người khỏe mạnh hít thở không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị nhiễm bệnh.2 3

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Virus sởi được phân loại là thành viên thuộc chi Morbillivirus, trong họ Paramyxoviridae. Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi. Virus sống trong chất nhầy ở mũi và họng của người bệnh do đó dễ dàng lây lan qua hơi thở, ho và hắt hơi.1

Sởi là một bệnh đường hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi để lại biến chứng vĩnh viễn, bao gồm viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí tử vong.4

Mặc dù đã có vắc-xin nhưng có hơn 140.000 người đã chết vì bệnh sởi vào năm 2023 – chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.2

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi xuất hiện khoảng 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường bao gồm:2

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt cao, kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

Sổ mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt.

Những đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu.

Sau vài ngày, phát ban bắt đầu xuất hiện, thường ở mặt và vùng cổ. Trong khoảng 3 ngày, phát ban sẽ lan rộng toàn thân. Phát ban kéo dài từ 5 đến 6 ngày rồi mờ dần. Nó thường có màu đỏ và lấm tấm nhưng không ngứa.2

Về phía người bệnh

Khi bị bệnh sởi, ho hay hắt hơi có thể khiến bệnh dễ lây lan. Một vài điều mà người bệnh có thể làm để giảm nguy cơ lây lan hoặc nhiễm bệnh cho người xung quanh:

Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm.

Khi ho, hắt hơi nến sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng. Điều này nhằm tránh virus lây qua đường giọt bắn.

Tiêu hủy khăn giấy đã sử dụng khi ho và hắt hơi.

Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn tắm, quần áo,…

Về phía người khỏe mạnh

Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả được trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến cáo trẻ em và người lớn nên thực hiện.

Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin chứa virus sởi, dưới dạng vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR). Hoặc vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella – thủy đậu (MMRV) có thể được sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi để bảo vệ chống lại các bệnh trên.

Một liều vắc-xin MMR có hiệu quả phòng bệnh sởi khoảng 93%, hai liều có hiệu quả khoảng 97%. Hầu hết những người không đáp ứng với thành phần sởi trong liều vắc-xin MMR đầu tiên khi được 12 tháng tuổi trở lên sẽ đáp ứng với liều thứ hai. Do đó, liều MMR thứ hai được sử dụng để giải quyết tình trạng thất bại vắc-xin ban đầu.1

Qua bài viết trên của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh, hy vọng thắc mắc của bạn đọc “Bệnh sởi có lây không?” đã được giải đáp. Bạn hãy lưu ý các đường lây lan của bệnh sởi để giữ an toàn và hạn chế nhiễm bệnh. Đồng thời, hãy thực hiện tiêm vắc-xin và các cách phòng tránh để ngăn ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.

Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngáy Có Đáng Lo Ngại? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Trên thực tế, trẻ sơ sinh ngủ ngáy là một vấn đề phổ biến. Chúng ngáy khi ngủ vì đường thở của chúng rất nhỏ và có nhiều dịch tiết. Khi trẻ thở, không khí va chạm với dịch tiết, tạo ra âm thanh gọi là tiếng ngáy. Hầu hết hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Vì lúc này đường thở của trẻ đã mở rộng hơn, cho phép luồng khí lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bệnh lý. Chẳng hạn như đường thở có vật cản khiến trẻ khó thở.1

Nghẹt mũi2

Thông thường, trẻ sơ sinh ngủ ngáy chỉ đơn giản là bị nghẹt mũi. Nếu đúng như vậy, tình trạng này có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách làm thông thoáng đường thở. Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ hoặc dung dịch xịt mũi.

Khi trẻ lớn hơn, kích thước lỗ mũi tăng và vấn đề này thường được cải thiện. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng khác. Nếu tình trạng ngáy ngủ của con vẫn tiếp diễn và trầm trọng hơn sau khi đã thực hiện nhỏ nước muối sinh lý, cha mẹ có thể ghi lại âm thanh bằng máy ảnh hoặc máy ghi âm và đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Bệnh mềm sụn thanh quản2

Mềm sụn thanh quản là tình trạng cấu trúc của thanh quản bị mềm nhuyễn. Điều này khiến các mô sụn tắc nghẽn một phần đường thở. 90% trẻ sẽ tự khỏi mà không cần điều trị khi trẻ được 18 – 20 tháng tuổi.

Trường hợp hiếm trẻ bị mềm sụn thanh quản nghiêm trọng gây cản trở việc thở hoặc ăn uống, có thể cần phải sử dụng ống thở hoặc phẫu thuật tái tạo.

Nguyên nhân khác Viêm amidan

Nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Khi đường thở của của trẻ bị nhiễm trùng, trẻ sẽ bắt đầu ngáy trong lúc ngủ. Và thường đi kèm cùng với các tình trạng khác như khó thở, thở hổn hển,…

Vách ngăn mũi bị lệch

Lệch vách ngăn mũi là một trong những dị tật đường hô hấp. Vách ngăn mũi lệch phân chia khoang mũi thành 2 phần không đều, cản trở luồng khí lưu thông khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. 

Sinh non

Sinh non được định nghĩa là trẻ sinh dưới 36 tuần. Trẻ sinh non có nguy cơ ngủ ngáy hơn các trẻ khác. Nguyên nhân là do các cơ quan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện. Trong đó có cả cơ quan hô hấp. Vì vậy trẻ sinh non có thể ngủ ngáy.

Phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục tình trạng ngủ ngáy của trẻ sau đây:1

1. Nhỏ mũi cho trẻ

Hít dịch mũi làm thông thoáng đường thở của trẻ. Trong trường hợp đã xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ngáy là nghẹt mũi. Cha mẹ có thể mua thuốc xịt mũi hoặc chỉ cần nước muối sinh lý để hít dịch mũi cho trẻ. Nhỏ mũi 1 lần/ngày vào lỗ mũi của trẻ. Mẹ cũng nên lấy chất tiết ra từ mũi của trẻ qua máy hút dịch mũi.

2. Làm ẩm không khí

Làm ẩm không khí cũng có thể giúp khắc phục nghẹt mũi. Mẹ có thể sử dụng máy phun sương ấm để làm ẩm không khí trong phòng ngủ của con. Ngoài ra, có thể cho trẻ tắm nước ấm ngay trước khi đi ngủ để không khí ẩm và ấm cuốn đi các chất tiết ở mũi, giúp trẻ dễ ngủ.

3. Loại bỏ chất gây dị ứng

Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngáy. Vì vậy, việc tìm hiểu tác nhân nào gây dị ứng cho con và loại bỏ nó sẽ giúp khắc phục tình trạng của con. Cha mẹ có thể thử loại bỏ lông thú cưng, bụi và các tác nhân gây dị ứng khác khỏi phòng ngủ của trẻ và theo dõi tình trạng của trẻ có được khắc phục không.

4. Thay đổi tư thế ngủ

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh ngủ ngáy hầu hết là không đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ ngủ ngáy kinh niên thường là dấu hiệu của một vấn đề khá phức tạp. Nếu phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường kèm theo khi ngáy, cha mẹ nên lưu tâm và đưa trẻ đến khám ngay.

Tiếng rít, khò khè, khịt mũi quá lớn, quá nhiều.

Giấc ngủ bị gián đoạn khiến trẻ không thể ngủ được.

Tình trạng ngủ ngáy vẫn tiếp tục sau khi thực hiện các biện pháp thông thường như nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Xuất hiện các vấn đề về phát triển và tăng trưởng của trẻ như tăng động, tè dầm, chậm tăng cân,…

Trẻ có biểu hiện khó thở vào ban ngày.

Nhịp thở của trẻ bất thường khi ngủ hoặc có kèm các khoảng ngưng thở khi ngủ ngáy.

Xét Nghiệm Thủy Đậu Gồm Những Loại Nào? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ

Thủy đậu là bệnh dễ lây lan do virus varicella – zoster (VZV) gây ra. Thủy đậu có dấu hiệu đặc trưng là phát ban ngứa dưới dạng các vết phồng rộp. Những nốt phát ban này có thể xuất hiện đầu tiên ở trên ngực, lưng, mặt sau đó lan rộng khắp cơ thể.1

Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, năm 2023, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc thủy đậu. Số liệu năm 2023 là 39.000 ca, tăng 45,9% so với năm 2023. Hơn 90% người bệnh nhiễm thủy đậu trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.2

Khi có các triệu chứng nghi nhiễm thủy đậu, người bệnh cần phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được chẩn đoán bằng các biện pháp khác nhau như triệu chứng lâm sàng, hay thông qua các xét nghiệm chẩn đoán.

Xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm PCR là 2 loại xét nghiệm chẩn đoán thủy đậu thường được sử dụng hiện nay.

Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR là phương pháp nhạy cảm nhất để xác định chẩn đoán bệnh thủy đậu là sử dụng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để phát hiện VZV trong các tổn thương da (mụn nước, vảy, tổn thương dát sẩn,…). Là một xét nghiệm dùng để phát hiện các bộ gen của virus trong dịch túi, dịch não tủy, mô, dịch rửa phế quản phế nang,…3

Kết quả xét nghiệm PCR được đọc như sau:

Nếu PCR có kết quả xét nghiệm âm tính: không mắc bệnh thủy đậu.

Nếu PCR có kết quả xét nghiệm dương tính: mắc bệnh thủy đậu.

Giá của xét nghiệm PCR có khác nhau tại các cơ sở y tế khác nhau, thường khoảng 500.000 VNĐ cho một lần test. Nếu có nhu cầu xét nghiệm, bạn có thể đến các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm uy tín trên cả nước đế thực hiện.

Xét nghiệm kháng thể 1. Kháng thể IgM

Xét nghiệm huyết thanh học IgM được sử dụng để tìm kháng thể IgM trong máu của người bệnh. Đây là một xét nghiệm ít nhạy hơn so với xét nghiệm PCR các tổn thương da. Huyết thanh học IgM có thể cung cấp bằng chứng về tình trạng nhiễm VZV đang hoạt động gần đây, nhưng không phân biệt giữa nhiễm trùng nguyên phát và tái nhiễm nhiễm. Đây là một trong những xét nghiệm kém đặc hiệu.3

Xét nghiệm huyết thanh dương tính đối với kháng thể globulin miễn dịch M (IgM) varicella – zoster khi có phát ban giống như thủy đậu:

Nếu IgM dương tính: đang nhiễm virus thủy đậu.

Nếu IgM âm tính: không có kháng thể của virus thủy đậu trong máu, tiếp tục theo dõi các triệu chứng của bệnh.

2. Kháng thể IgG

Đây xét nghiệm tìm kháng thể của virus gây bệnh thủy đậu trong huyết thanh người bệnh.

Kết quả:

Nếu IgG dương tính: đang nhiễm virus thủy đậu.

Nếu IgG âm tính: không có kháng thể trong máu, có thể đang nhiễm virus thuỷ đậu, cần tiếp tục theo dõi triệu chứng của bệnh.

Thông thường, kết quả xét nghiệm kháng thể IgG và IgM sẽ được kết hợp với nhau để đưa ra chẩn đoán cuối cùng:4

Nếu kháng thể IgG trong máu dương tính và IgM âm tính: bệnh nhân nghi ngờ bệnh thủy đậu không có các dấu hiệu lâm sàng, có thể đã từng bị thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng.

Kết quả âm tính: không bị nhiễm virus gây bệnh thủy đậu.

Kháng thể IgM dương tính, IgG dương tính hoặc âm tính: đã bị nhiễm thủy đậu.

Xét nghiệm kháng thể IgG và IgM là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh thủy đậu. Người dân có thể thực hiện xét nghiệm này ở các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm uy tín trên cả nước. Giá của xét nghiệm kháng thể IgG hoặc IgM thường rơi vào khoảng 400.000 VNĐ cho mỗi lần test. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị xét nghiệm khác nhau.

Tùy từng loại xét nghiệm mà sẽ có các lưu ý khác nhau. Bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn hoặc tránh dùng một số chất kích thích như trà, cà phê để không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm huyết thanh.

Xét nghiệm PCR có thể sử dụng mẫu từ chính các tổn thương trên da người bệnh. Trong khi đó, xét nghiệm kháng thể sẽ sử dụng mẫu máu ở tĩnh mạch. Sau khi lấy mẫu, vị trí đâm kim có thể bị đau và bầm tím nhẹ. Tuy nhiên, những phản ứng này sẽ nhanh chóng biến mất.

Để biết chính xác và cụ thể cần lưu ý gì, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ, nhân viên y tế để được tư vấn trước khi thực hiện xét nghiệm thủy đậu.

Lời Khuyên Của Bác Sĩ: Huyết Áp Thấp Nên Ăn Trái Cây Gì?

Người bị huyết áp thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ sinh hoạt cũng như sức khoẻ của họ. Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và ổn định huyết áp. Đặc biệt những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh huyết áp thấp nói riêng cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình.

Nếu một người ăn uống một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì họ sẽ duy trị được chỉ số huyết áp ổn định. Ngược lại việc ăn uống một cách tuỳ tiện không khoa học thì các triệu chứng của huyết áp thấp như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai… sẽ nặng thêm và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

Cà rốt

Cà rốt là thực phẩm vô cùng dinh dưỡng mà ai cũng nên bổ sung vào thực đơn của mình. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cà rốt còn giúp việc tuần hoàn máu ổn định hơn, điều hoà huyết áp tốt hơn. Chính vì thế cà rốt là loại thực phẩm mà người bị huyết áp thấp nên dùng.

Chanh

Nước chanh rất tốt cho người huyết áp thấp. Nếu bạn bị tụt huyết áp bạn nên uống một ly nước chanh để giúp đưa huyết áp về mức bình thường. Các chất trong quả chanh sẽ giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả.

Táo

Theo các nghiên cứu, táo giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân huyết áp thấp. Trong quả táo chứa nhiều các loại vitamin và acid amin. Các chất trong trái táo có chức năng trao đổi chất và làm tăng số lượng hồng cầu trong máu. Do đó chúng rất có lợi cho người bị huyết áp thấp.

Thơm

Thơm hay còn gọi là dứa là một loại trái cây mà các chuyên gia khuyên dùng cho những người mắc các bệnh lý xương khớp, tim mạch cũng như huyết áp thấp.

Nho

Nho là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. Ngoài việc ngon chúng còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, photpho, sắt và canxi. Ăn nho thường xuyên sẽ giúp bổ khí, lợi thận. Quan trọng nhất là tạo máu đi nuôi cơ thể giúp phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp.

Lựu

Quả lựu là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hoá rất tốt cho cơ thể. Lựu giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, rất tốt cho người huyết áp thấp.

Cam

Nước cam rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Chúng giúp tăng tuần hoàn máu và ổn định huyết áp hiệu quả.

Dâu tây

Khi nhắc đến các loại trái cây tốt cho người huyết áp thấp thì không thể không nhắc đến dâu tây. Trong trái dâu tây chứa nhiều hàm lượng sắt rất tốt cho người huyết áp thấp. Các chuyên gia khuyên nên dùng dây tây hàng ngày sẽ rất tốt cho cơ thể.

Chuối

Chuối là một loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nói chung và bệnh lý huyết áp thấp nói riêng. Trong quả chuối chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt. Ăn nhiều chuối giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chính vì thế, chuối rất tốt cho người bệnh huyết áp thấp.

Nên bổ sung lượng thức ăn thêm trong mỗi bữa ăn.

Không được bỏ bữa. Nên chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Bổ sung thêm các thức ăn hoặc các loại trái cây giúp tăng huyết áp trong khâu phần ăn hàng ngày.

Không nên ăn các loại thức ăn gây hạ huyết áp hoặc làm nặng thêm triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.

Các bữa ăn nên cân bằng các chất dinh dưỡng như: Kết hợp thịt, cá và rau, củ, quả trong các bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung thêm muối: Người bệnh huyết áp thấp nên duy trì lượng muối khoảng 10-15 g mỗi ngày.

Uống nhiều nước: Bạn nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày (Tương đương khoảng 1,5-2 lít nước).

Tóm lại, huyết áp thấp là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm. Chính vì thế, chúng ta nên chú ý hơn về chúng và không được chủ quan. Ngoài việc tuân thủ phát đồ điều trị của bác sĩ thì việc lựa chọn một chế độ ăn uống một cách khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Giúp giảm các triệu chứng của bệnh cũng như cải thiện sức khoẻ cho người bệnh.

Tinh Trùng Yếu Ăn Gì, Không Ăn Gì Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Tinh trùng yếu là tình trạng số lượng tinh trùng có trong tinh dịch giảm sút. Đây là hiện tượng thường gặp và được xem là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới.

Một người đàn ông khỏe mạnh sẽ xuất ra được 2 – 5 ml tinh dịch. Mỗi ml tinh dịch chứa từ 60 – 80 triệu tinh trùng. Trong tinh dịch không chứa hồng cầu và có ít bạch cầu (dưới 1 triệu bạch cầu/ml).

Số lượng tinh trùng di động dưới 75% gọi là tinh trùng yếu. Hiện tượng tinh trùng yếu làm tinh trùng khó tiếp cận với trứng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai.

Người mắc tinh trùng yếu nên ăn các loại cá, đặc biệt là cá hồi Nam giới bị tinh trùng yếu nên ăn rau và trái cây

Khảo sát và phân tích tinh trùng của 250 nam giới tại phòng khám chuyên khoa cho thấy:

Những người ăn nhiều trái cây và rau, đặc biệt là rau lá xanh: nồng độ và khả năng di chuyển của tinh trùng tốt.

Những người ít ăn rau hoặc thậm chí không ăn rau: có hiện tượng tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng ít.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trong rau có nhiều chất chống oxy hóa như co-enzyme Q10, vitamin C và lycopene. Những chất này hỗ trợ tăng số lượng tinh trùng.

Người bị tinh trùng yếu nên ăn các thực phẩm giàu vitamin Vitamin C

Đây là loại vitamin chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong cơ thể. Chất này bảo vệ tinh trùng khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ngoài vitamin C còn giúp cải thiện khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng. Người mắc tinh trùng yếu nên ăn thực phẩm chứa vitamin C như sau:

Trái cây họ cam quýt

Kiwi, dâu

Các loại rau củ: cà chua, bông cải xanh, bắp cải, khoai tây…

Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể khiến số lượng tinh trùng bị giảm sút. Nghiên cứu chứng minh, nếu mỗi ngày nam giới bổ sung khoảng 1.500 mg vitamin B12 trong 2 – 13 tháng thì số lượng tinh trùng sẽ tăng lên đến 60%.

Do đó, để gia tăng chất lượng tinh trùng và khả năng có thai, bạn nên bổ sung một số thực phẩm chứa vitamin B2 như sau:

Thịt và gia cầm

Trứng

Các loại rau xanh

Vitamin E

Vitamin E là chất thiết yếu được tìm thấy trong tinh trùng và trứng. Vitamin E đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ tinh trùng. Hơn nữa nó còn hỗ trợ tăng nồng độ testosterone. Hormone này giúp quý ông tăng ham muốn.

Các loại rau lá xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn, cải bắp

Cà chua và ớt chuông

Lòng đỏ trứng

Hải sản

Các loại đậu

Thực phẩm chế biến sẵn

Việc ăn thịt đỏ đã qua chế biến có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, các loại thịt đã qua chế biến: xúc xích, bò khô, thịt xông khói… không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến sinh lý nam giới nói chung. Do đó, nam giới nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn.

Thực phẩm từ đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành có chứa phytoestrogen – hợp chất giống estrogen. Estrogen là một nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.  Do đó ăn quá nhiều đậu nành có thể làm gia tăng nồng độ estrogen. Từ đó gián tiếp giảm số lượng tinh trùng.

Chất béo chuyển hóa (trans fat) Kiểm tra chất lượng tinh trùng

Trước khi quyết định có con, vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nam giới có thể xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định số lượng và chất lượng tinh trùng của mình. Ngoài ra, khám sức khỏe cũng là cơ hội để bác sĩ giải đáp câu hỏi “Tinh trùng yếu có con không?” Đồng thời, tư vấn những phương pháp giúp bạn cải thiện và nâng cao sức khỏe sinh sản. Từ đó chúng ta có thể giảm thiểu các nguy cơ về di truyền hoặc yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi…

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Chính các bệnh lây qua đường tình dục lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh tinh. Một số trường hợp, các tác nhân gây bệnh có thể trực tiếp ảnh hưởng đến ADN của tinh trùng.

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân hay suy dinh dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố. Do đó nó đều tác động xấu đến số lượng tinh trùng. Vì vậy nam giới nên duy trì một cân nặng hợp lý để cải thiện chất lượng tinh trùng.

Người mắc tinh trùng yếu ăn gì và nên tránh gì? Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn. Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh trùng. Một trong những cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn. Nếu xây dựng được một chế độ ăn hoàn chỉnh, sức khỏe tinh trùng của bạn có thể cải thiện nhanh chóng.

Làm Bác Sĩ Có Giàu Không? Lương Tháng Bao Nhiêu Tiền?

Tìm hiểu liệu làm bác sĩ có giàu không và mức lương tháng bao nhiêu tiền. Các yếu tố ảnh hưởng và cơ hội tăng thu nhập của bác sĩ.

Thu nhập của một bác sĩ được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, chuyên ngành mà bác sĩ theo đuổi sẽ ảnh hưởng lớn đến mức thu nhập. Chẳng hạn, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật, tim mạch hay nhi khoa thường có thu nhập cao hơn so với bác sĩ chuyên môn khác. Thứ hai, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng quyết định đến mức thu nhập. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn cao hơn thường được trả lương cao hơn. Cuối cùng, địa điểm làm việc cũng có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của bác sĩ. Ở các thành phố lớn hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn và do đó, mức lương của bác sĩ thường cao hơn so với các khu vực nông thôn.

Làm bác sĩ là một trong những nghề có mức thu nhập khá ổn định và cao. Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết rằng bác sĩ Việt Nam có thu nhập trung bình từ 20 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức lương khá tốt so với nhiều ngành khác. So với các nghề khác như kỹ sư, giáo viên hay nhân viên văn phòng, bác sĩ thường có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức thu nhập của bác sĩ có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố đã đề cập ở phần trên.

Bác sĩ không chỉ phụ thuộc vào lương cơ bản mà còn có nhiều cơ hội để tăng thu nhập. Một trong số đó là kiếm thêm từ việc khám và điều trị bệnh nhân bên ngoài giờ làm việc chính. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu y học, công tác giảng dạy tại các trường đại học y khoa hoặc đào tạo để tăng thu nhập. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể mở phòng khám riêng hoặc làm việc tại các bệnh viện tư nhân để kiếm thêm thu nhập.

Mức lương của bác sĩ ở Việt Nam thường được xác định dựa trên hệ thống thang bậc lương của các bệnh viện và cơ sở y tế. Theo thống kê, mức lương trung bình của bác sĩ tại Việt Nam dao động từ 20 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức lương này chỉ là mức trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như chuyên ngành, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.

Mức lương của bác sĩ cũng phụ thuộc vào chuyên ngành y khoa mà họ theo đuổChẳng hạn, các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật, tim mạch hay nhi khoa thường có thu nhập cao hơn so với bác sĩ chuyên môn khác. Điều này bởi vì các chuyên ngành này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng đặc biệt. Do đó, mức lương của bác sĩ chuyên khoa thường cao hơn so với các bác sĩ chuyên môn khác.

Ngoài các yếu tố đã đề cập ở phần trên, mức lương của bác sĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và địa điểm làm việc. Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc ở các thành phố lớn thường có mức lương cao hơn. Đồng thời, sự cống hiến và đóng góp của bác sĩ trong công việc cũng ảnh hưởng đến mức lương của họ.

Có, bác sĩ có nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập từ các nguồn khác ngoài lương cơ bản. Bác sĩ có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu y học, công tác giảng dạy tại các trường đại học y khoa hoặc đào tạo để tăng thu nhập. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể mở phòng khám riêng hoặc làm việc tại các bệnh viện tư nhân để kiếm thêm thu nhập.

Ngành y tế luôn có nhu cầu lớn về bác sĩ, do đó việc tìm việc làm không khó khăn cho người có trình độ chuyên môn và kỹ năng tốt. Tuy nhiên, cạnh tranh trong việc xin việc vẫn diễn ra và yêu cầu sự đầu tư về kiến thức và kỹ năng để nổi bật trong đám đông.

Đúng, mức lương của bác sĩ có thể khác nhau tùy thuộc vào địa điểm làm việc. Ở các thành phố lớn hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao hơn và do đó, mức lương của bác sĩ thường cao hơn so với các khu vực nông thôn.

Làm bác sĩ không chỉ mang lại thu nhập ổn định và tiềm năng giàu có mà còn có nhiều lợi ích khác. Thứ nhất, bác sĩ có thể truyền cảm hứng và góp phần vào sự phát triển y tế của đất nước. Bằng việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân, bác sĩ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng. Thứ hai, nghề bác sĩ còn giúp tạo dựng uy tín cá nhân và mang lại cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn. Bác sĩ có thể tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng của mình thông qua các khóa đào tạo và công tác nghiên cứu.

Làm bác sĩ có thể đem lại thu nhập ổn định và tiềm năng giàu có. Mức lương của bác sĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuyên ngành, kinh nghiệm, và địa điểm làm việc. Tuy nhiên, thu nhập không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự giàu có của một bác sĩ. Ngoài ra, nghề bác sĩ còn mang lại nhiều lợi ích khác như truyền cảm hứng và góp phần vào sự phát triển y tế của đất nước, tạo dựng uy tín cá nhân và cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sởi Có Lây Không? Câu Trả Lời Của Bác Sĩ trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!