Bạn đang xem bài viết Cao Bằng Có Lễ Hội Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lễ hội du lịch thác Bản Giốc – Cao BằngThác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên đẹp hùng vĩ được xếp vào top 10 những thác nước hùng vĩ nhất thế giới được tạp chí Touropia bình chọn, và top 5 thác nước mang nhiều huyền thoại do tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn. Lễ hội du lịch thác Bản Giốc đã được tổ chức nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh quê hương, vùng đất cũng như con người Cao Bằng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến với thác Bản Giốc.
Lễ hội du lịch thác Bản Giốc – Cao Bằng
Đến với lễ hội, du khách không chỉ được nghe giai điệu ngọt ngào đắm say lòng người của các vần thơ, làn điệu hát Then, các làn điệu dân ca của các dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh mà còn được trải nghiệm, ngắm nhìn những đồi dẻ trĩu quả, ruộng lúa vàng óng ả, dòng sông Quây Sơn xanh biếc chảy hiền hòa uốn lượn, cùng thác Bản Giốc tung bọt trắng xóa. Khung cảnh sơn thủy hữu tình nơi đây níu giữ chân du khách gần xa.
Thưởng ngoạn cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, du khách còn được hòa mình, tham quan 23 gian hàng ẩm thực đến từ 20 xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh; Công ty cổ phần Du lịch Cao Bằng; huyện Ba Bể (Bắc Kạn); Sở Khoa học và Công nghệ; Công ty Sài Gòn – Bản Giốc, trưng bày các sản vật như: lú nếp Ong, hạt dẻ, xôi đỗ đen, bánh khảo, đậu phụ chao, thạch trắng, tương “Mẹc Cảng”… Các sản vật được chế biến hoàn toàn bằng nguyên liệu sẵn có của địa phương nhằm giới thiệu đến du khách, bạn bè gần xa cùng thưởng thức.
Các gian hàng được dựng bằng những vật liệu gần gũi thân thiện với thiên nhiên và môi trường như cỏ gianh, rơm, tre, vầu nứa…
Lễ hội du lịch thác Bản Giốc – Cao Bằng
Đến với Trùng Khánh, du khách không chỉ được trải nghiệm cảm giác bình an, thư thái, tĩnh tâm trong không gian trầm tĩnh của chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc mà còn đắm mình trong vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc.
Những ánh đèn lung linh sắc màu tạo nên không gian huyền ảo, rực rỡ. Lễ hội ánh sáng được dàn dựng công phu, hoành tráng với thủ pháp kể chuyện sân khấu hóa sống động, tái hiện hình ảnh bằng công nghệ âm thanh và hệ thống chiếu sáng đèn Led hiện đại. Để trình chiếu, Công ty Cổ phần giải trí HCC sử dụng hàng nghìn bóng đèn Led chiếu sáng từ mặt đất tới không gian, bao trùm toàn bộ thác nước và hệ thống dàn phun mưa được gắn đèn Led.
Lễ hội ánh sáng được đan xen chương trình nghệ thuật đặc với những điệu múa uyển chuyển của các chàng trai, cô gái Tày, Nùng tái hiện một cách sinh động gồm tổ hợp những truyền thuyết, sự tích dân gian truyền miệng của người Cao Bằng kết hợp thủ pháp sân khấu hóa kể lại câu chuyện tình yêu thần thoại của thác Bản Giốc. Vẻ đẹp hùng vỹ của thác Bản Giốc được tái hiện hòa quyện bằng giai điệu của âm nhạc và ánh sáng. “Trên dòng suối Then” mang dấu ấn văn hóa được cô đọng trong màn trình diễn ấn tượng thông qua hình thức kể chuyện đan xen. “Sắc chàm miền non nước” phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người vùng cao, thông qua những câu chuyện lịch sử, huyền thoại của các vị thần, nhân vật lịch sử gắn với Non nước Cao Bằng.
Lễ hội du lịch thác Bản Giốc – Cao Bằng
Lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc tạo nên không gian nghệ thuật đa sắc màu, mang đến một trải nghiệm thú vị, ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Thông qua Lễ hội ánh sáng thác Bản Giốc, khán giả hình dung về hình ảnh, con người Cao Bằng – ẩn chứa bao huyền tích của một vùng đất lịch sử với những di sản văn hóa phi vật thể từ ngàn đời.
Lễ hội Du lịch thác Bản Giốc tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân các dân tộc của huyện; khuyến khích, động viên cán bộ, nhân dân hăng hái thi đua lập thành tích trong lao động, sản xuất. Tăng cường quảng bá hình ảnh quê hương Trùng Khánh với các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch thực sự ấn tượng, độc đáo đến với bạn bè trong và ngoài nước, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài đến với Trùng Khánh. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, láng giềng với huyện Đại Tân và thành phố Tịnh Tây (Trung Quốc), xúc tiến việc triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) mà chính phủ hai nước đã ký kết.
Ngoài giá trị tăng cường quảng bá hình ảnh quê hương Trùng Khánh, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, tiến tới xây dựng tuyến tham quan du lịch trọng điểm của tỉnh Cao Bằng và trở thành sản phẩm tour du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn cao đối với du khách.
Lễ hội đền Vua Lê – Cao BằngĐã thành thông lệ, vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân địa phương và đông đảo du khách thập phương lại rộn ràng, nô nức về trẩy hội đền Vua Lê ở xóm Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An – lễ hội mở đầu cho mùa lễ hội đền chùa tỉnh Cao Bằng.
Lễ hội đền Vua Lê – Cao Bằng
Ngay từ sáng sớm, trên các ngả đường, những dòng người nườm nượp, những cụ ông, cụ bà, chàng trai, cô gái và cả trẻ nhỏ vận trang phục đẹp nhất đến chung vui ngày hội. Nhân dân và du khách thập phương đến thắp hương, vui hội với ý niệm cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu, nhà nhà khoẻ mạnh, cũng là dịp tỏ bày đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Năm nay, hai tuyến đường chính dẫn vào đến đã được đầu tư đổ bê tông, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan vãn cảnh đền. Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội xã Hoàng Tung đã phối hợp với Công an huyện Hòa An đặc biệt chú trọng đến công tác tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự. Lượng người đổ về lễ hội rất đông nhưng năm nay ít thấy cảnh tắc đường, chen chúc, thắp hương tràn lan, không có hiện tượng “chặt chém”, “hét giá” tại các điểm trông giữ xe…
Tham dự lễ hội, khách thập phương còn được chơi các trò chơi dân gian như: bịt mắt đập bóng, cờ tướng, nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co,… và được thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như: bánh cuốn, phở vịt, thịt lợn quay…
Với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Ban chỉ đạo huyện, Ban tổ chức lễ hội xã Hoàng Tung, lễ hội đền Vua Lê mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc đã thực sự thu hút đông đảo du khách đến cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa, trừ tà, mong muốn cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Lễ hội đền Kỳ Sầm – Cao BằngHàng năm, ngay sau Tết cổ truyền, các lễ hội mùa xuân nối tiếp nhau diễn ra từ mùng 6 đến 15 tháng Giêng âm lịch ở hầu hết các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . Nổi bật có Hội đền Kỳ Sầm – lễ hội cúng thần, cúng Phật, cầu phúc, cầu may, tưởng nhớ thánh nhân Nùng Trí Cao – người đã có công đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước và nhân dân trong vùng.
Lễ hội đền Kỳ Sầm – Cao Bằng
Đền Kỳ Sầm thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 5km. Đền được xây dựng để thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí Cao, người Dân tộc Tày, một nhân vật lịch sử có công trong sự nghiệp mở nước ở thời Lý (vua Lý Thái Tông thế kỷ XI). Ông là con của thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Vốn thông minh, lại được về kinh đô Thăng Long theo học, Nùng Trí Cao trở thành người có tài thao lược.
Lễ hội đền Kỳ Sầm – Cao Bằng
Lễ hội đền Kỳ Sầm được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch, đây là một lễ hội lớn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đến trẩy hội, vui xuân, với nhiều trò chơi như: Tung còn, đá bóng, múa lân,… lLễ hội cũng là dịp để mọi người đi vãn cảnh và hái lộc đầu xuân. Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh nhân dân cũng lập đền thờ ông.
Nhiều năm qua, công tác quản lý lễ hội được tăng cường, tập trung và diễn ra an toàn, vui vẻ, tiết kiệm, lành mạnh, thông qua lễ hội là dịp tốt để giáo dục những truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương, đất nước, ghi nhớ công lao của các anh hùng trong quá khứ, để nhân dân hướng về cuội nguồn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh trên địa bàn, kịp thời động viên nhân dân phấn khởi đón xuân, hăng hái sản xuất, tăng cường giao lưu văn hoá, coi trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá trong các lễ hội dân gian, củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc ở tỉnh Cao Bằng.
Hàng năm, trước khi vào mùa lễ hội, Sở Văn hoá, thể thao và du lịch đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Đồng thời có sự phối, kết hợp chặt chẽ cùng các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương để triển khai tổ chức lễ hội. Các hoạt động văn hoá – thể thao được tổ chức vào các lễ hội truyền thống và các ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc với nhiều nội dung phong phú đa dạng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, khách thập phương về tham dự.
Lễ hội mời Mẹ Trăng – Cao BằngLễ hội Mời Mẹ Trăng hay còn gọi là lễ hội Nàng Hai là lễ hội lớn của người Tày tại huyện Phục Hòa, Cao Bằng. Được tổ chức trong khoảng thời gian từ 30 tháng Giêng đến hội chính vào ngày 22/3 âm lịch. Mặc dù tiến hành riêng theo từng bản nhưng khách đi du lịch thác bản Giốc vẫn có thể hòa mình vào không gian lễ hội đặc sắc này.
Lễ hội mời Mẹ Trăng – Cao Bằng
Với ý nghĩa rước Mẹ Trăng về ban phước lành cho bản làng để ngày mùa mới mùa màng bội thu. Vì vậy, hàng năm dân làng sẽ cử một người phụ nữ trung niên, có cuộc sống hạnh phúc và được mọi người yêu quý làm Mẹ Trăng. Đồng thời tuyển chọn khoảng 20 cô gái xinh đẹp trong bản hóa thân thành nàng tiên. Ngoài ra, còn chọn hai thanh niên trai tráng nhất mở đường cho Mẹ Trăng và các nàng tiên về trời.
Lễ hội Mời Mẹ Trăng xuất phát từ tín ngưỡng dân gian của người Tày Cao Bằng. Trước đây điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn, lạc hậu nên người dân chỉ biết cầu trời ban phước cho thời tiết, khí hậu thuận lợi. Bây giờ dù kĩ thuật đã phát triển nhưng lễ hội cầu mùa này vẫn được giữ gìn và trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc sắc vùng miền.
Lễ hội mời Mẹ Trăng – Cao Bằng
Khi tham gia vào lễ hội Mời Mẹ Trăng, bạn sẽ tận mắt thấy những con thuyền được đẽo bằng gỗ do chính tay người dân địa phương làm ra. Với ý nghĩa chứa đựng của cải dâng lên Mẹ Trăng và 12 bó hoa tượng trưng cho 12 đêm làm lễ, biểu trưng sự kính trọng của dân làng dành cho người.
Du khách đi đúng ngày lễ hội còn có cơ hội chiêm ngưỡng điệu múa dân tộc ấn tượng trong ngày lễ tiễn Mẹ Trăng và các nàng Tiên về trời. Lời hát được cất lên từ chính những người nông dân nhưng nghe rất hay, thiết tha với hy vọng mùa tới bội thu hơn để tổ chức lễ lớn hơn đón các nàng về. Đây chắc chắn là kỷ niệm bạn sẽ ghi nhớ mãi trong kỳ nghỉ này.
Lễ hội Lồng Tồng – Cao BằngLễ hội Lồng tồng (còn gọi là lễ xuống đồng) là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông – vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành.Lễ hội Lồng tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc – Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc. Lễ hội của dân tộc Tày – Nùng ở Cao Bằng diễn ra từ ngày 2 đến 30 tháng giêng âm lịch để mở mùa gieo trồng mới (tùy theo từng địa phương).
Lễ hội Lồng Tồng – Cao Bằng
Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Vẫn theo lệ từ ngàn xưa, Hội chia thành hai phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hy độ trì cho mưa thuận gió hoà, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm… Chủ trì hội là ông thại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng Thần Nông của bản.
Tất cả gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng : đó là những mâm cỗ thịnh soạn, trình bày đẹp. Mâm lễ thường có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli, khẩu slec, bánh khảo, bánh dày, chè lam…Ở một số hội qui mô lớn, người chủ trì còn cho tổ chức lễ hiến tam sinh (trâu, heo, gà hay heo, dê, gà).
Trên thửa ruộng xuống đồng đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ . Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm.
Có nơi các vị bô lão được mời đi thưởng cỗ , có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từng gia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian : cuớp còn (như người Mường, người Việt vùng trung du chơi cướp nõn nường ), ném còn, kéo co, đánh quay, đánh yến, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên(hát lượn), thi sản vật địa phương, cờ tướng…
Lễ hội Lồng Tồng – Cao Bằng
Ném còn là trò chơi vui nhất, đông người tham gia nhất, người dân quan niệm rằng, trong hội phải có người tung được quả còn ngũ sắc xuyên thủng hồng tâm thì năm đó bản làng mới có thể làm ăn thuận lợi. Gái trai chia làm hai phe để hát sli, lượn, là hai hình thức đối ca giao duyên nam nữ, thể hiện tục cầu mùa, còn trò chơi kéo co giữa các cô gái chàng trai Tày Nùng vừa mang tính chất cầu mùa, cầu mưa, cầu nước như một nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp lâu đời.
Đặc biệt các điệu hát Sli ( Nùng ) , Lượn ( Tày ) quen thuộc được biểu diễn một cách tự nhiên trong làng , ở khe suối hay ở các cánh rừng. Là lễ hội quan trọng nhất của vùng Đông Bắc nên mọi người đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đồ trang sức quí nhất. Điệu múa tiêu biểu của hội lồng tồng là múa sư tử . Những điệu múa lễ hội khác của người Tày Nùng là xòe chiêng , múa then.
Khi trời tối cũng là lúc không khí hội chuyển sang sự hấp dẫn khác. Lửa trại được nhóm bùng lên. Những là hát cọi vang lên. Câu ca “Gốc cọi ở mường trời, tổ cọi ở xứ tiên” từ miệng hoa của người con gái thường được mở đầu cho các làng hát cọi đối đáp nhau. Ngoài ra, hội còn tổ chức thi hát lượn, hát sli, thu hút đông người tham gia.
Trong những năm gần đây đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày diễn ra càng sôi nổi, phong phú hơn, đảm bảo các yếu tố văn hoá dân gian, đã thu hút du khách cả nước đến thăm quan, dự hội ngày một đông.
Lễ hội “kiêng gió” – Cao BằngTại xã Thái Học (Nguyên Bình), nơi 100% dân số là đồng bào dân tộc Dao đỏ sinh sống, hằng năm diễn ra ngày hội “Kiêng gió” vào ngày 20/1 âm lịch gắn với ngày hội xuân, trở thành một nét văn hóa độc đáo.
Lễ hội “kiêng gió” – Cao Bằng
Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở xã Thái Học có nhiều phong tục, tập quán giàu bản sắc. Trong năm có những ngày kiêng kị theo âm lịch, như: Ngày 20/1 có tục “Kiêng gió”; ngày 21/2 kiêng không làm việc để tránh động vật phá hoại mùa màng; ngày 1/3 kiêng không cầm dao, cuốc, xẻng để tránh sấm sét; ngày 5/5 kiêng không mang lá cây xanh vào nhà để không cho rắn xanh vào nhà…
Ngày hội “Kiêng gió” của người Dao đỏ nơi đây bắt nguồn từ việc mọi người sau một năm bận rộn cấy hái không có dịp gặp gỡ, tâm tình nên muốn trong tiết xuân ấm áp tụ họp nhau lại múa ca vui vẻ, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Họ quy ước lấy ngày 20/1 âm lịch để “tự thưởng” cho mình một ngày nghỉ trọn vẹn, không ai ra đồng hay lên nương, rẫy làm việc vì đây là ngày phải “Kiêng gió” để tránh gió lùa cây hoa màu, nhà cửa, tránh thiên tai…, nếu lao động trong ngày này sẽ gặp những điều không may. Do đó, vào ngày hội “Kiêng gió”, tất cả già, trẻ, gái, trai đều tham gia ngày hội trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, tạo nên không khí nhộn nhịp, sôi nổi.
Qua thời gian, cùng với sự biến thiên thăng trầm của lịch sử nhưng ngày “Kiêng gió” vẫn được bà con nơi đây duy trì. Những năm gần đây, ngày hội “Kiêng gió” được tổ chức gắn với hội xuân đầu năm mới và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nên thu hút đông đảo người dân không chỉ ở xã Thái Học mà cả các xã lân cận đến tham dự.
Lễ hội “kiêng gió” – Cao Bằng
Trong ngày hội, những người phụ nữ khoác trên mình bộ trang phục truyền thống dân tộc đẹp nhất, hoa văn rực rỡ do chính bàn tay mình tự thêu thùa, may vá trong cả năm để đi hội. Mọi người, nhất là những nam thanh nữ tú hát đối, thổi sáo, uống rượu, tham gia các trò chơi dân gian… nhằm giải tỏa mọi lo toan, vất vả trong cuộc sống, lao động sản xuất để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế, tăng cường tinh thần đoàn kết dân tộc.
Có các trò chơi, như: cờ tướng, đẩy gậy, chạy điền kinh, bóng chuyền nam, nhảy bao tải, bịt mắt đập trống, đi cà kheo… thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt, trong ngày hội không thể thiếu điệu múa Ba ba đặc trưng của người Dao đỏ để cầu lộc, cầu tài, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà có sức khỏe, hạnh phúc. Ngày hội là một trong những hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Dao đỏ.
Lễ hội chọi bò – Cao BằngLễ hội trọi bò được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng, tại thị trấn Pác-Miều, huyện Bảo Lâm. Đến đây người xem bị cuốn hút bởi những trận đấu đầy kịch tính và quyết liệt do những “đấu sĩ bò” trình diễn.
Lễ hội chọi bò – Cao Bằng
Từ bao đời nay, miền đất chon von trên vách đá dựng trời, với dòng sông Gâm trong xanh, hùng vĩ ấy vẫn rất nổi tiếng với giống bò U quý hiếm và bí quyết nuôi bò danh bất hư truyền. Cũng chính truyền thống nuôi bò giỏi ấy đã tạo ra một hội chọi bò độc đáo, thu hút hàng ngàn người xem mỗi dịp đầu xuân.
Tham dự sàn đấu chỉ có bò U, một giống bò độc nhất vô nhị, thân hình vạm vỡ, u vai nhô cao như bò tót, cơ bắp cuồn cuộn to hơn bất cứ giống bò nội địa nào của Việt Nam.
Với người Mông ở Bảo Lâm con bò được yêu quý đến độ nó là đồ trang sức, là biểu trưng sức mạnh và sự giàu có cho “thân chủ.” Chẳng thế mà người ta vẫn bảo vào nhà người Mông ở đây nhìn chuồng bò còn đẹp hơn chính nhà ở của họ.
Vào ngày hội vùng biên Pắc Miều hàng ngày vốn thanh bình, vắng vẻ, bỗng trở nên náo nhiệt đến lạ kỳ. Ngay từ sáng sớm từng tốp người với đủ loại trang phục Mông, Dao, Lô Lô sặc sỡ đổ về khu vực chợ bò của thị trấn. Sân đấu bò là một thung lũng tròn và rộng như một sân bóng đá nằm cạnh dòng sông Gâm xanh mát.
Lễ hội chọi bò – Cao Bằng
Sau giờ khai mạc, mọi người từ khắp ngả đều đổ về đứng quanh sân đấu bò. Khi tiếng trống khai hội được nổi lên, hàng ngàn đôi mắt đều đổ dồn vào những chú bò lừng lững bước ra đấu trường.
Vừa được chủ bò tháo dây buộc mũi, hai chú bò lao thẳng vào nhau như tên bắn, tiếng va chạm của sừng, của đầu bôm bốp. Như hiểu ý chủ, những “đấu sĩ bò” thi triển hết mọi miếng đánh, miếng ghì, miếng móc, cả sân chọi bụi mịt mù.
Bên ngoài, khán giả lúc nín thở, lúc lại sôi nổi bởi những miếng đánh quá hay. Đáng sợ nhất là những chú bò với những miếng đánh “cảm tử,” lùi xa rồi bất ngờ lao cả thân mình vào đối thủ, cặp sừng sắc nhọn cắm phập vào mắt, vào cổ đối phương.
Hội chọi bò ở đây không chỉ mang tính giải trí mà nó còn cổ vũ phong trào chăn nuôi bò giỏi của đồng bào dân tộc Mông, thông qua cuộc thi để chọn ra những con giống tốt nhất, khỏe nhất nhằm nhằm giữ gìn nguồn gen bò quý hiếm này.
Bên cạnh đó, Hội chọi bò hàng năm của dân tộc H’mông ở Bảo Lâm còn mang đến cho mọi người niềm vui hứng khởi để bước vào năm mới, đồng thời cũng là dịp để cầu mong mưa thuận gió hòa để mọi người ổn định an cư lập nghiệp.
Từ năm 2007, UBND huyện Bảo Lâm đã đứng ra tổ chức Hội thi chọi bò nhằm khuyến khích nhân dân phát triển chăn nuôi, xây dựng thương hiệu thịt bò và quảng bá du lịch lễ hội.
Lễ hội Pháo hoa Quảng UyênLễ hội pháo hoa Quảng Uyên là lễ hội truyền thống độc đáo với màn tranh pháo hoa đầu xuân của các xã tại thị trấn Quảng Uyên, Cao Bằng để cầu mong cho một năm mới may mắn, phát tài, phát lộc. Hàng năm, cứ vào ngày 2/2 âm lịch, nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về Quảng Uyên trảy hội.
Lễ hội Pháo hoa Quảng Uyên
Lễ hội pháo hoa Quảng Uyên là lễ hội lớn nhất trong năm của nhân dân huyện Quảng Uyên, gắn với các yếu tố về lịch sử, tâm linh của miếu Bách Linh. Miếu được xây từ thời Lý dưới chân núi Cốc Bó, đến thời nhà Nguyễn được xây dựng lại hoàn toàn theo kiến trúc thời Nguyễn. Trước cổng có tam quan, sân tiền đường, hậu đường và hậu cung, hoành phi, câu đối. Trên cổng khắc 3 chữ “Bách Linh miếu”, có đắp nổi con rồng uốn khúc, xây bằng gạch vồ (gạch thời Mạc), có bức trạm rồng ngậm ngọc, bên cạnh có chim phượng cùng long ly tụ hội.
Lễ hội Pháo hoa Quảng Uyên
Phần đặc sắc nhất trong phần lễ là màn “khai quan” cho rồng mở mắt. Rồng được khai quan từ một mỏ nước (người dân địa phương gọi là bó Cốc Chủ – mỏ nước ở dưới gốc cây cổ thụ). Lễ do một cụ cao tuổi, có uy tín làm chủ lễ và một đội rồng gồm 15 người (3 người đánh trống, một người cầm quả cầu và 11 người múa rồng) làm lễ tại mỏ nước. Khi ra mỏ nước, rồng không được múa, không được đánh trống mà được bịt mắt bằng giấy bản, đến mỏ nước, rồng nằm phục ở đó. Người chủ lễ thắp hương vái thiên địa, cầu xin thần linh phù hộ cho người dân địa phương một năm làm ăn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc và xin được mở mắt cho rồng.
Cúng xong, chủ lễ cắt tiết con gà trống, lấy máu xoa vào hai mắt rồng rồi bỏ giấy ở mắt rồng ra, lúc này rồng đã được mở mắt, sau ba hồi trống nổi lên để đánh thức, rồng bắt đầu cử động từ đầu đến thân rồi đuôi. Sau đó, người ta đánh trống thúc giục và rồng từ từ bay lên, rồng bay quanh mỏ nước ba lần rồi đi vào miếu Bách Linh; trong miếu đã được đặt lễ và thắp hương, rồng vào miếu vái ba lần, sau đó đi trong miếu một vòng rồi ra ngoài.
Lễ hội Pháo hoa Quảng Uyên
Lễ vật dâng lên tế lễ gồm 2 con lợn quay, 1 mâm xôi, 1 mâm trứng nhuộm phẩm đỏ, 1 mâm hoa quả. Phần lễ diễn ra long trọng với 4 đoàn rước kiệu, mỗi kiệu có 4 người khiêng, mặc lễ phục. Đầu tiên là kiệu rước ảnh Bác Hồ, thứ hai là kiệu rước thần, thứ ba là kiệu pháo hoa, cuối cùng là kiệu rước một con lợn quay, là phần thưởng cho đội thắng cuộc trong trò chơi cướp đầu pháo. Theo sau đoàn rước kiệu là đoàn rước rồng, sau khi làm thủ tục thắp hương tại miếu, đoàn rước rồng xuất phát đến Đền thờ Nùng Trí Cao, Đền thờ Trần Hưng Đạo, sau đó đi khắp phố tới từng nhà. Đi tới đâu rồng cũng được người dân tiếp đón rất nồng nhiệt, trang trọng.
Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ, như: múa rồng, múa lân, tung còn, hát lượn, tranh đầu pháo… Trò chơi tiêu biểu của lễ hội là trò cướp đầu pháo, đầu pháo làm từ chiếc vòng sắt trang điểm tua ngũ sắc sặc sỡ, pháo được đặt trên một đài cao, sau khi đốt pháo, chờ cho đầu pháo rơi xuống, các đội bắt đầu tranh cướp, đội nào cầm được đầu pháo mang đến cho Ban Tổ chức là đội thắng cuộc.
Gần đây, khi có lệnh cấm đốt pháo, Ban Tổ chức đã tiến hành trò chơi bằng cách đứng trên đài cao rồi tung vòng sắt (đầu pháo) ra cho các đội tranh cướp như thường lệ. Theo quan niệm của người dân địa phương thì ai bắt được vòng lộc pháo thì cả năm sẽ gặp may mắn, phát tài, phát lộc và đem lại vinh dự lớn cho xã mình. Xã nào thắng cuộc sẽ được phần thưởng là một con lợn quay trên kiệu trong lễ rước thần, cỗ kiệu cũng được để lại cho xã đó hương khói cầu lộc một năm đến lễ hội pháo hoa năm sau, địa phương này lại chuẩn bị một con lợn quay để lên kiệu, đoàn rước rồng sẽ đến lấy làm lễ rước thần, đồng thời làm phần thưởng cho đội thắng cuộc thi năm đó.
Theo thời gian, lễ hội pháo hoa Quảng Uyên đã tồn tại trong tâm thức nhiều thế hệ người dân Quảng Uyên và trở thành nét đẹp tinh thần không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
Lễ hội chùa Sùng Phúc – Cao BằngTheo sách Đại Nam nhất thống chí và sách Việt Nam dư địa chí: Chùa Sùng Phúc thuộc tổng Lệnh Cấm nay là xã Thanh Nhật huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Hội Chùa Sùng Phúc hàng năm mở vào ngày Rằm tháng giêng thu hút đông đảo khách thập phương trẩy hội cầu may. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của huyện.
Lễ hội chùa Sùng Phúc – Cao Bằng
Chùa Sùng Phúc được xây dựng từ thời vua Trần Nhân Tông thế kỷ XIII, ban đầu có tên là Sùng Khánh tự, thờ Phật và thờ các nhân vật có công trấn ải vùng biên giới. Năm Cảnh Hưng thứ 43, thời nhà Lê, chùa được trùng tu và đổi tên là chùa Sùng Phúc, chùa thờ Đức Phật Quan Âm Bồ Tát ở hậu cung có tượng Phật Bà. Bên trái thờ vị Thành Hoàng, người có công chiêu dân khẩn hoang lập bản làng- ông Nguyễn Thành Vương tức Nguyễn Đình Bá (1678) tri châu Tư Lang, ông quê ở thôn Bình Dân, phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, sau làm Đốc đồng ở Cao Bằng.
Lễ hội chùa Sùng Phúc – Cao Bằng
Chùa Sùng Phúc còn thờ vi đồ là bà Nguyễn Thị Duệ, người làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương. Bà theo cha lên Cao Bằng thời vua Mạc Kính Cung. Năm 20 tuổi, bà cải trang là nam thi đỗ tiến sĩ đầu bảng ở trường quốc học Bản Thảnh Cao Bằng. Khi thi đỗ bà được mời về ly cung Đống Lân để dạy học cho hoàng tử, công chúa. Vua Mạc lấy bà làm vợ và đặt tên là Tinh Phi (Sao sa). Năm 1625 nhà Lê cử tướng Trịnh Kiền lên Cao Bằng bắt được vua Mạc Kính Cung đem về Thăng Long trị tội. Bà Duệ chạy về Hạ Lang đi tu ở chùa Sùng Phúc. Bà tài cao học rộng mở lớp dạy học, giảng về giáo lý nhà phật. Bà được quan châu Nguyễn Đình Bá mến mộ, truyền cho nhân dân ngoài vùng “Lệnh Cấm” không cho ai được lai vãng đến chùa để che dấu tung tích bà đang bị nhà Lê truy tìm. Nhưng, nhà Lê biết tin bà Duệ ở Hạ Lang đã đón bà về Thăng Long. Sau, người dân tưởng nhớ người thầy nghèo Nguyễn Thị Duệ, đưa bài vị vào Chùa để thờ. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 29/1/1993
Lễ hội chùa Sùng Phúc ngày nay không còn như dù vậy ban tổ chức vẫn cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của người xưa. Lễ hội có tổ chức rước kiệu Quan Âm Bồ Tát, kiệu Thành Hoàng, khôi phục các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca dân tộc, công tác tổ chức lễ hội ngày càng chu đáo hơn nên lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu trẩy hội đầu xuân của du khách thập phương.
Lễ hội Chùa Phố Cũ – Cao BằngChùa Phố Cũ là ngôi chùa cổ kính lớn có kiến trúc cổ còn nguyên vẹn nằm ở tổ dân phố số 1, phố Cũ phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Lễ hội Chùa Phố Cũ diễn ra vào ngày mồng 2/2 Âm lịch hàng năm là hoạt động văn hóa sôi nổi, được coi là ngày hội đoàn kết của bà con nhân dân trên địa bàn phường. Đồng thời thông qua đó nhằm giới thiệu và quảng bá đến nhân dân, đông đảo du khách thập phương về giá trị lịch sử – văn hóa của di tích.
Lễ hội Chùa Phố Cũ – Cao Bằng
Theo sách xưa, Chùa Phố Cũ được xây dựng vào năm Vĩnh Trị thứ 3, có tên gọi là Quan Đế Miếu, là nơi thờ Quan Vân Trường, vị võ tướng có tài mưu lược, khí phách anh hùng và hết mực trung nghĩa của lịch sử Trung Hoa thời Tam Quốc. Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn là di tích cách mạng, nơi Mặt trận Việt Minh tỉnh Cao Bằng do đồng chí Văn Tư (tức Hoàng Đình Giong) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay quân Nhật. Cũng tại ngôi chùa này, vào ngày 22/8/1945, Mặt trận Việt Minh tỉnh và Thị xã tổ chức mít tinh, chính quyền cách mạng đầu tiên của tỉnh và thị xã Cao Bằng ra mắt trước đông đảo nhân dân. Chùa được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá ngày 31/12/2002.
Lễ hội Chùa Phố Cũ – Cao Bằng
Hàng năm lễ hội Chùa Phố Cũ được tổ chức rất quy củ, đông vui. Nhân dân tổ chức rước kiệu, mổ lợn, dâng hương, tế lễ,… không khí ngày hội tưng bừng, náo nhiệt, bà con nhân dân chúc phúc cho nhau cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.
Thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội, những năm gần đây, công tác tổ chức, an ninh trật tự được tăng cường. Trong ngày hội, diễn ra chương trình văn nghệ đặc sắc với các tiết mục dân ca dân tộc như: Dá hai, hát quan họ, chầu văn… Nhiều trò chơi dân gian vẫn được duy trì: cờ tướng, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố,… thu hút sự tham gia của đông đảo các Đội văn nghệ, đội thể thao các xã, phường trên địa bàn.
Đăng bởi: Đào Xuân Thắng
Từ khoá: Cao Bằng có lễ hội gì?
Đắk Nông Có Lễ Hội Gì?
Lễ hội văn hóa thổ cẩm – Đắk Nông
Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông từ ngày 27-30/12/2023 nhằm tôn vinh nghề dệt thổ cẩm. Lễ hội cũng là hoạt động hướng đến kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Nông (01/01/2004 – 01/01/2023).
Lễ hội văn hóa thổ cẩm – Đắk Nông
Nhắc tới thổ cẩm, người ta nghĩ ngay tới nét giá trị văn hóa giúp phân biệt sắc thái giữa các dân tộc trên mọi miền tổ quốc. Thổ cẩm không chỉ đơn thuần là đồ dùng mà còn là sản phẩm văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc. Thông qua trang phục truyền thống, người ta có thể nhận biết xu hướng, khả năng sáng tạo, thẩm mỹ của mỗi cộng đồng văn hóa.
Trang phục truyền thống của các dân tộc rất phong phú về mẫu mã cũng như chủng loại. Mỗi bộ trang phục đều có màu sắc, đường nét, hoa văn trang trí riêng biệt, thể hiện quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan sâu sắc trên từng sắc vải. Đây là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn và phát triển.
Lễ hội văn hóa thổ cẩm – Đắk Nông
Tuy nhiên, di sản này đang dần bị mai một, người dân ít mặn mà với các trang phục truyền thống. Chính vì vậy, việc tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam. Lễ hội cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch và giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Nông trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân các dân tộc thiểu số trong tỉnh và cả nước có dịp giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, gắn bó và tự hào dân tộc.
Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam là sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Đắk Nông. Dự kiến lễ hội sẽ được tổ chức định kỳ 2 năm/lần, quy mô lễ hội dự kiến sẽ được mở rộng dần với việc mời thêm một số tỉnh thành trên cả nước, tiến tới mời thêm một số nước trên thế giới tham gia.
Lễ hội đâm trâu – Đắk NôngHàng năm, khi người dân Tây Nguyên kết thúc vụ thu hoạch, cũng là lúc diễn ra lễ hội Đâm trâu – một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng. Năm nay, tại buôn Điêng Đu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông lễ hội đã diễn ra trong sự xum họp cộng đồng của người M’Nông.
Lễ hội đâm trâu – Đắk Nông
Lễ hội Đâm trâu được tổ chức nhằm tạ ơn và cầu trời đất ban cho người dân mùa màng tươi tốt bội thu, đồng thời gắn kết các cộng đồng dân tộc trên địa bàn lại với nhau.
Lễ hội bao giờ cũng có hai phần chính là phần lễ và phần hội. Trong đó, Đâm trâu là phần nghi lễ hiến thần quan trọng và là linh hồn của phần lễ. Dũng sĩ đâm trâu được người dân tín nhiệm cử ra phải là người có sức khỏe và uy tín trong bon.
Ngày đầu tiên của lễ hội, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh cũng như những người tham dự. Cổ vũ để mọi người hoàn thành các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí.
Lễ hội đâm trâu – Đắk Nông
Các môn thi thể thao thể hiện sức mạnh, đòi hỏi sự khéo léo bền bỉ của phần hội khiến không khí trở nên tưng bừng, náo nhiệt hơn. Người dân đổ dồn sự tập trung, cổ vũ cho các môn thi như: đẩy gậy, ba bố, kéo co, chạy ngậm nước đổ đầy chai…
Sau lễ hội đâm trâu mọi nỗi buồn, hiềm khích, đố kỵ trong dân làng được thần linh mang đi, niềm vui và hạnh phúc được nâng lên gấp bội; ai nấy hăng hái trở lại chuỗi ngày lên nương xuống rẫy dưới mưa dầm nắng gắt, biến những sỏi đá đã khô cằn thành màu mỡ. Nuôi trong họ những hi vọng tết mùa sau với nhiều lễ cúng, nhiều tiếng hát, nhiều tiếng cồng chiêng, đưa con người vào cuộc vui mùa màng bội thu.
Lễ hội Cơm Mới – Đắk NôngLễ mừng lúa mới là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mạ nhằm cầu mong hồn lúa, thần linh che chở và phù hộ cho lúa tốt, được mùa, dân làng ấm no, hạnh phúc. Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức sau khi người dân thu hoạch xong lúa trên nương rẫy và đã cất vào kho.
Lễ hội Cơm Mới – Đắk Nông
Trước đây Lễ mừng lúa mới của người Mạ chỉ diễn ra trong gia đình, dòng họ. Theo thời gian, Lễ mừng lúa mới đã trở thành lễ hội chung của bon làng. Nghi lễ còn được tổ chức lớn, nhỏ tùy thuộc vào kinh tế gia đình, lúa thu hoạch được nhiều hay ít.
Sau khi gặt hái, tuốt lúa xong xuôi, già làng sẽ thông báo cho các hộ gia đình trong bon để phân công nhiệm vụ chuẩn bị thời điểm, thời gian và các lễ vật cần thiết để tổ chức Lễ mừng lúa mới. Địa điểm để tổ chức lễ hội thường là ở nhà già làng hoặc nhà cộng đồng của bon. Khi đã chọn được ngày tốt để thực hiện nghi lễ, từ sáng sớm, người già, thanh niên trai tráng trong bon, mỗi người một việc tất bật chuẩn bị các thứ cần thiết cho buổi lễ. Các cô gái thì chuẩn bị các bộ trang phục thật đẹp để dự lễ và trang trí dọn dẹp nhà cửa, cổng bon, lo phần bếp núc để đón khách. Các chàng trai thì vào rừng chọn chặt ống lồ ô ưng ý để nấu cơm lam canh thụt, bắt cá suối, giết lợn để làm lễ và chế biến các món ngon mời khách…
Lễ vật cúng gồm một con heo, một con gà, gạo nếp, ché rượu cần, 1 gùi bông lúa… Sau khi cắt tiết gà trống hiến sinh, già làng sẽ lấy máu bôi lên cây nêu và các vật xung quanh. Rồi sau đó, già làng khấn gọi hồn lúa, các thần linh, đại ý: “Hỡi thần linh! bon làng người Mạ sống không thể thiếu các thần. Thần lúa, thần đất, thần nước, thần núi… đã đem đến những may mắn trong vụ mùa vừa qua, cho thóc, lúa đầy kho để cuộc sống ấm no. Năm nay, già kính nhờ thần linh tiếp tục phù hộ dân làng tôi thu được nhiều lúa hơn năm trước, mọi người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tât; gia súc đầy đàn; lúa, bắp tốt tươi nhiều bông, nhiều trái…”.
Lễ hội Cơm Mới – Đắk Nông
Sau phần nghi lễ này, già làng còn dâng thần linh một con lợn, các loại nông sản thu hoạch được trong quá trình lao động sản xuất và một ché rượu cần lớn. Sau khi tế lễ xong, già làng sẽ mời khách và người dân trong bon mỗi người ăn một nắm cơm, một miếng thịt nướng để chúc mừng sức khỏe và cảm ơn thần linh đã về chứng giám, ban cho buổi lễ thành công. Khi đó mọi người bắt đầu chuyền tay nhau uống rượu cần theo thứ tự già, trẻ, nam, nữ; cùng tấu lên những điệu chiêng rộn rã; cùng nhịp múa uyển chuyển ăn mừng một mùa bội thu.
Theo già làng K’Măng, bon N’jriêng, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), người Mạ có rất nhiều lễ hội quan trọng như Lễ cúng bến nước, Lễ sum họp cộng đồng hay Lễ cúng thần rừng… Trong đó, Lễ mừng lúa mới là nghi lễ quan trọng nhất trong lao động sản xuất xưa kia của người Mạ. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để dân làng tỏ lòng thành kính với các vị thần (đặc biệt là thần hồn lúa) đã ban cho bông lúa tốt tươi, không bị thú rừng phá hoại và cho dân làng có vụ mùa mới gieo trồng thuận lợi, hoa màu tốt tươi. Qua đó, gắn kết thêm tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng người Mạ.
Mùa lễ hội của người M’Nông – Đắk NôngMỗi độ mùa lúa chín vàng trên rẫy, thóc thu đầy bồ là tiếng chiêng tiếng cồng lại ngân vang dòn dã trong mỗi bon làng của người M’nông báo hiệu mùa lễ hội của họ đã đến. Mùa lễ hội của người M’nông thường bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa rẫy từ tháng 12 năm cũ và kéo dài đến tháng 3 năm mới dương lịch. Họ gọi đây là “Mùa ăn năm, uống tháng” của dân tộc mình. Mùa lễ hội là sinh hoạt văn hóa thường niên đặc sắc của tộc người M’nông với rất nhiều lễ hội như lễ sum họp cộng đồng, lễ phát rẫy, lễ cúng cơm mới, lễ kết nghĩa, lễ ăn trâu, lễ đặt tên con, lễ cưới, …Các nghi lễ, lễ hội này nằm trong hệ thống lễ hội nông nghiệp, nghi lễ cộng đồng và nghi lễ vòng đời người của người M’nông.
Mùa lễ hội của người M’Nông – Đắk Nông
Cuộc sống của người M’nông sống chủ yếu dựa vào nương rẫy nên cây lúa cùng với rẫy, chòi giữ rẫy đã trở nên thân thiết gắn bó với họ. Họ cho rằng mọi vật đều có linh hồn, đều chịu sự cai quản, chi phối của các vị thần linh (yang, brah) nên hàng năm đến mùa thu hoạch rẫy dân bon làng phải tổ chức nghi lễ vòng cây cối hay còn gọi nghi lễ nông nghiệp để tạ ơn. Khi lúa đã chín trên rẫy, người M’nông tổ chức cúng lúa để báo với các đấng thần linh cho bà con trong bon bắt đầu thu hoạch lúa. Sau đó người người cùng nhau gặt lúa đưa về chòi rẫy rước hồn lúa về nhà và tổ chức lễ ăn cơm mới. Tổ chức lễ mừng mùa, ăn cơm mới nhằm tạ ơn trời đất đã phù họ cho bon làng, gia chủ rẫy làm ăn thuận lợi, mùa màng xanh tốt, ngô lúa, mì trên rẫy không bị chim thú phá hoại, tạ ơn các vị thần linh (yang) đã cho mùa bội thu, mang no ấm đến cho bon làng. Ngày nay nghi lễ cúng mừng mùa còn ở một số địa phương như Quảng Trực, Đắk R’tih, Nhân đạo…
Mùa lễ hội của người M’Nông – Đắk Nông
“Mùa ăn năm, uống tháng” của người M’nông được tiếp nối say sưa trong tiếng chiêng, tiếng cồng rộn rã, ngân vang khắp núi rừng, khắp bon làng M’nông với lễ hội kết nghĩa. Thông thường, giữa các bon làng của các tộc người thường hay xảy ra xung đột tranh giành đất đai, tài nguyên, ngược lại người M’nông thì khác. Họ quý trọng tình làng nghĩa xóm, quan hệ cộng đồng và luôn có ý thức giữ mối giao bang hoà hảo với các bon làng, láng giềng. Điều này thể hiện rất rõ trong lễ kết nghĩa của người M’nông. Tùy từng địa phương, tùy từng nhánh dân tộc M’nông, nhưng thường 2 bon của người M’nông kết nghĩa anh em với nhau, cũng có khi là 3 bon trở lên. Khi đã kết nghĩa bon làng với nhau thì như anh em không tranh dành đất đai, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, sống hòa thuận gắn bó mật thiết với nhau, cùng nhau làm ăn canh tác trên vùng lãnh thổ của bon làng.
Mùa lễ hội của người M’Nông – Đắk Nông
Không khí lễ hội cứ được tiếp tục ngày này qua tháng khác. Đầu năm mới, người M’nông tưng bừng với các nghi lễ vòng đời người. Đây là nghi lễ ít mai một nhất của người M’nông. Các nghi lễ này được duy trì từng gia đình người M’nông. Quy mô lớn hay nhỏ tùy thuộc vào kinh tế từng gia đình. Nghi lễ này được bắt đầu từ khi mang thai đến khi chết như nghi lễ có thai, lễ đặt tên con, lễ trưởng thành, lễ tạ ơn sinh thành, lễ cưới, lễ cầu sức khỏe cho các thành viên trong gia đình,…Các nghi lễ này thường tổ chức theo phạm vi gia đình hoặc dòng nên thường mang phần lễ nhiều hơn phần hội. Trong những ngày diễn ra lễ hội này, bà con trong bon bỏ việc lên rừng, lên rẫy, cùng giết heo, giết trâu nấu nướng, khiêng rượu, bày lễ cúng tế và tham gia sinh hoạt cộng đồng đánh chiêng, thổi R’let, M’buốt và cùng nhau thưởng thức hương vị ngọt ngào của rượu cần. Mùa lễ hội của người M’nông được kết thúc khi họ làm lễ cúng cầu các đấng thần linh ban cho mưa thuận, gió hoà, cầu cho cây cối được xanh tốt, mùa màng bội thu, dân làng được no đủ, sống trong cảnh hoà bình đầm ấp.
Có thể nói, mùa lễ hội là một nét văn hoá đặc trưng kết tinh của tộc người M’nông. Dù có nhiều mai một nhưng mùa lễ hội hoà quyện cùng tiếng cồng tiếng chiêng ngân vang dòn dã và hương vị rượu cần nồng nàn đã tạo nên nét văn hoá đặc sắc của người M’nông. Đây là dịp để nhân dân trong bon làng có dịp nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau những ngày tháng lao động vất vả, đồng thời đây cũng là dịp để trai gái hẹn hò, giao lưu, tìm tình duyên, bạn đời.
Lễ sum họp của người M’nông – Đắk NôngLễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa xuân, khi hạt lúa đã đầy bồ, cà phê đã đầy kho. Đây là lễ lớn với sự tham gia của nhiều bon làng, nên phải 3 đến 5 năm mới tổ chức một lần với quy mô lớn từ 5 – 10 bon làng tham gia.
Lễ sum họp của người M’nông – Đắk Nông
Trước lễ hội khoảng 2 tháng, khi vừa thu hoạch xong, già làng của các bon sẽ họp lại, thống nhất địa điểm, quy mô tổ chức lễ. Đến dự lễ, mỗi bon làng đều mang theo các sản vật tự làm ra như heo, gà, lúa gạo, rượu cần; và bon chủ nhà cũng phải chuẩn bị tương tự như vậy để đãi khách.
Trước ngày lễ một tuần, 1 cây nêu lớn sẽ được dựng lên, để thông tin và mời gọi các thần linh biết mà về dự lễ với bon làng. Phần ngọn trên cây nêu được trang trí nhiều bông, hình chim, nai kết bằng tre nứa, được tô vẽ khéo léo, tinh xảo. Thân cây nêu trang trí hoa văn với màu chủ đạo là đen, đỏ và trắng. Ở giữa thân cây nêu là một mâm tre hình vuông bày biện các lễ vật cúng thần như thịt, cơm, bầu rượu cần.
Bên cạnh cây nêu lớn còn dựng một cây nêu thấp hơn bằng cây gòn gai, đầu cây được gọt thành hình mỏ con chim đại bàng với ý nghĩa thông tin cho tổ tiên biết để về dự lễ. Ngay trước hai cây nêu là một hàng rào nhỏ tượng trưng cho ranh giới giữa con người trần tục và thần linh. Quanh hai cây nêu dựng thêm hai nhà dài bằng tre lợp lá, là nơi để mọi người giao lưu, nghỉ ngơi khi đã chu đáo và thành kính chuẩn bị xong mọi thứ.
Lễ sum họp của người M’nông – Đắk Nông
Mở đầu lễ, các giàn chiêng thi nhau tấu lên những bài chiêng chào đón khách; nam thanh nữ tú nắm tay nhau ca hát, nhảy múa vòng tròn quanh cây nêu. Đây cũng là lúc già làng tiến hành nghi thức đâm trâu cầu các thần linh chứng giám, giúp cho bon làng làm ăn phát đạt, dân làng gắn bó.
Sau khi làm lễ đâm trâu để tế thần, thịt trâu được chế biến tại chỗ để mời khách, một phần được chia ra cho mọi người trong bon mang về, người không đi cũng có phần. Cứ thế mọi người vừa thưởng thức món ăn, rượu cần, vừa giao lưu sinh hoạt, hát dân ca, dân vũ, hát đối đáp, các nghệ nhân hát kể Ot’rông quanh đống lửa bập bùng kéo dài tận đêm khuya. Ngày hôm sau, mọi người tiếp tục tổ chức các trò chơi dân gian như bắn nỏ, nhảy bảo bố, đẩy gậy, đi cà khoeo, kéo co… tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút đông đảo người dân đến xem và đây là dịp tốt để các dân tộc trong tỉnh trao đổi, học tập lẫn nhau về cách bảo tồn các môn thể thao dân tộc.
Trong 3 ngày diễn ra lễ hội Sum họp cộng đồng, không khí lễ hội rất linh thiêng, sôi nổi và phấn khởi, những người tham gia tái hiện lại lễ hội cũng như người dân đến xem luôn hoà quyện với nhau trong không khí rộn ràng của lễ hội, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với bon làng mình, cộng đồng mình.
Lễ sum họp của người M’nông – Đắk Nông
Có thể nói, lễ hội Sum họp cộng đồng là một lễ hội lớn có tầm vóc và quy mô lớn của đồng bào M’nông, nó vượt ra khỏi không gian, thời gian và cộng đồng bon làng. Nếu trong phần lễ thể hiện nguyện vọng của đồng bào cầu mong thần linh phù hộ mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng no đủ, xua đuổi ma qũy, thú dữ giữ gìn bình yên cho các bon làng, nhà nhà no ấm thì phần hội là tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi người. Đây là một dịp tốt để các nghệ nhân, các thành viên trong các bon làng thể hiện tài năng, sức quyến rũ bởi các tiếng mục mà họ mang tới lễ hội như: diễn tấu cồng chiêng, hát dân ca, dân vũ, hát đối đáp, hội thi các môn thể thao dân tộc…
Tính cộng đồng trong phần hội này rất cao khi những người đến xem cũng được tham gia nhảy múa, uống rượu cần như những người chủ nhân của lễ hội.
Đăng bởi: Hà Thảo
Từ khoá: Đắk Nông có lễ hội gì?
Sóc Trăng Có Lễ Hội Gì?
Lễ hội Ok Om Bok – đua ghe Ngo – Sóc Trăng
Ok Om Bok (còn có tên là lễ Cúng Trăng hay lễ Đút cốm dẹp) là lễ hội lớn của người Khmer, được tổ chức vào khoảng rằm tháng 10 Âm lịch. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ Đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng. Vật cúng trăng ngoài cốm dẹp còn có những sản vật của ruộng vườn như khoai, dừa, chuối… để tỏ lòng biết ơn đến thần Mặt Trăng – vị thần theo quan niệm của người Khmer là mang đến cho họ vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp.
Lễ hội Ok Om Bok – Sóc Trăng
Lễ Cúng Trăng được thực hiện tại sân chùa hoặc sân nhà vào đêm 15/10 Âm lịch, lúc trăng đã lên cao. Lễ vật được bày trên bàn, đặt giữa sân, các thành viên trong gia đình đứng xung quanh cầu nguyện, tạ ơn thần linh. Sau đó, vị chủ tế thực hiện nghi thức vốc thức ăn, cốm dẹp đút vào miệng những trẻ nhỏ trong gia đình với mong muốn các thành viên này sẽ được chở che, chăm sóc và đạt được ước nguyện trong cuộc sống. Khi các nghi thức được thực hiện xong thì các thành viên trong gia đình cùng quây quần thưởng thức lễ vật, hưởng “lộc” của thần Mặt Trăng. Ngoài nghi thức tế lễ, lễ hội Ok Om Bok của người Khmer ở Sóc Trăng còn gây ấn tượng với phần hội sôi động, đặc biệt là hoạt động đua ghe Ngo.
Đua ghe Ngo – Sóc Trăng
Ghe Ngo là một loại thuyền độc mộc, có chiều dài khoảng 22 đến 24m, có từ 50 đến 60 vận động viên bơi bằng dầm gỗ; có mũi và lái đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho từng ghe. Ghe Ngo là vật đại diện cho mỗi chùa ở Sóc Trăng và được xem là tài sản quý giá, thiêng liêng của phum sóc, được bảo quản cẩn thận tại chùa. Ghe chỉ được hạ thủy (xuống nước) một lần trong năm vào dịp lễ hội Ok Om Bok.
Tại tỉnh Sóc Trăng, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe Ngo được tổ chức và duy trì hằng năm, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng và của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung.
Lễ hội Thác Côn – Sóc TrăngLễ hội Thác Côn (hay có tên khác là lễ hội đạp cồng) được tổ chức thường niên vào các ngày 15, 16 và 17/2 Âm lịch tại ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành. Lễ vật dùng để cúng trong lễ hội Thác Côn là trái dừa tươi được trang trí thêm hoa, lá, nhang đèn, nhìn như những chiếc bình bông, rất độc đáo, nên còn gọi là lễ hội Cúng Dừa. Những chiếc bình bông sặc sỡ được trang trí bằng hoa tươi và nhang đèn cắm trên trái dừa ấy được người Khmer gọi là Slathođôn.
Lễ hội Thác Côn – Sóc Trăng
Đây là lễ hội đã tồn tại hàng trăm năm, xuất phát từ truyền thuyết về chiếc cồng vàng nổi lên ở vùng đất An Trạch xưa kia. Theo đó, ngày xưa ở ấp An Trạch bỗng dưng nổi lên một gò đất, dẫm chân lên thì phát ra âm vang như tiếng cồng. Sau đó, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Từ đó, người dân đã lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm, dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thác Côn. Trong tiếng Khmer, Thác Côn có nghĩa đạp cồng, gợi lại sự tích về tiếng cồng chiêng vang lên từ đất.
Các nghi thức trong thời gian diễn ra lễ hội Thác Côn gồm sáng dâng cơm cho sư, tối đến thì mời sư đọc kinh cầu siêu, làm phước để cầu an cho dân trong phum, sóc và sau cùng là thuyết pháp để dạy các Phật tử giáo lý nhà Phật. Ngoài ra, phần hội còn có nghệ thuật sân khấu Rô băm và Dù kê phục vụ trong những ngày diễn ra lễ hội.
Lễ Đấu đèn – Sóc TrăngVào dịp tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) sẽ diễn ra lễ Đấu đèn (đấu giá đèn lồng của người Hoa) tại Chùa ông Bổn ở Sóc Trăng. Chiếc đèn lồng ở đây cũng chỉ bình thường như những đèn lồng nơi khác. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, chúng mang ý nghĩa tốt đẹp cho người làm ăn kinh doanh, công việc được “thuận buồm xuôi gió”, ngày càng phát đạt, gia đình mạnh khỏe. Chính vì vậy, giá trị của mỗi chiếc đèn lồng có thể lên đến vài chục, vài trăm triệu đồng. Mỗi cây đèn đều mang một câu chúc như: “Hợp gia bình an”, “Sanh ý hưng long”, “Tài nguyên quản tấn”, “Kim ngọc mãn đường”. Đối với giới kinh doanh người Hoa, họ rất thích, những câu chúc như thế rất có giá trị cho họ trong một năm làm ăn sắp tới.
Lễ Đấu đèn – Sóc Trăng
Thực chất, Ban quản trị ở chùa tổ chức lễ Đấu đèn để nhằm tạo bầu không khí sinh động đón mừng năm mới, tạo tình cảm vui tươi cho mọi người. Còn với người tham gia, họ muốn đóng góp tiền bạc cho chùa để làm những việc công ích xã hội.
Đến với Lễ hội, đừng quên chiêm ngưỡng kiến trúc của Chùa ông Bổn. Là một di tích kiến trúc nghệ thuật mang đậm nét đặc trưng của người Hoa, Chùa xây dựng hoàn toàn bằng đá và gỗ quý và được điêu khắc hết sức tinh xảo. Các công trình chạm trổ, khắc họa trên mái, trên cột, trên cửa, trên các bức hoành phi vẫn còn giữ nguyên nét công phu của các nghệ nhân xưa, rất đáng để chiêm ngưỡng. Chùa tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, khóm 1, phường 1, thành phố Sóc Trăng.
Tết Chôl-Chnăm-Thmây – Sóc TrăngLà một trong ba lễ hội lớn và quan trọng nhất của người Khmer Nam Bộ. Tết Chôl-Chnăm-Thmây là lễ hội mừng năm mới và cũng là dịp tưởng nhớ ông bà tổ tiên và đức Phật đã che chở trong suốt một năm qua.
Tết Chôl-Chnăm-Thmây – Sóc Trăng
Tết Chôl-Chnăm-Thmây diễn ra vào ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Vào ngày thứ nhất, người ta làm lễ rước Đại lịch. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang theo lễ vật nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch. Lễ mang ý nghĩa chào mừng năm mới và xem điềm báo năm mới tốt hay xấu. Ngày thứ hai, làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình sẽ làm cơm dâng cho các vị sư sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Buổi chiều, họ tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Tục này nhằm biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.
Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật và tắm sư. Lễ mang ý nghĩa biết ơn đức Phật, đồng thời, gột rửa mọi điều không may của năm cũ để bước sang năm mới. Sau khi thực hiện các nghi lễ, thời gian còn lại trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp và cùng nhau vui chơi. Mặc dù theo lịch, Lễ sẽ diễn ra trong ba ngày, tuy nhiên, thời gian vui chơi Lễ của người dân có khi kéo dài cả tuần hoặc hơn sau đó họ mới trở lại cuộc sống như ngày thường.
Lễ hội Nghinh Ông – Sóc TrăngDiễn ra vào ngày 21 tháng 3 âm lịch hàng năm ở vùng biển Kinh Ba thuộc huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tương truyền, cá Ông là một vị thần luôn giúp ngư dân vượt qua những tai nạn trên biển khơi, khi con người đang bị nạn ngoài biển có lời khẩn cầu thì cá Ông sẽ đến cứu nạn và đưa vào bờ an toàn. Vì vậy, khi cá Ông “lụy” (chết) xác trôi giạt vào bờ thì được ngư dân vớt lên chôn cất cẩn thận và tổ chức lễ cúng. Sau ba năm cải táng, đem xương (Ngọc cốt) vào đền thờ phụng. Hiện nay Lăng Ông Kinh Ba đang lưu giữ hai bộ cốt của hai Cá Ông lớn, nhỏ. Lễ hội thể hiện ý nguyện và lòng thành kính của người đi biển đối với cá Ông, cầu mong cho người đi biển được bình an, mang lại mùa hải sản bội thu.
Lễ hội Nghinh Ông – Sóc Trăng
Sau khi tiến hành những nghi lễ truyền thống, người ta sẽ diễu hành, múa lân rồi lên tàu ra biển cúng Ông. Trên tàu, người ta sẽ tiến hành các nghi thức cúng vái và xin keo. Khi xin keo thành công nghĩa là cá Ông đã chứng cho lòng thành của ngư dân, lúc đó, các tàu sẽ quay vào bờ để làm lễ hầu Ông về Lăng.
Đến với Lễ hội Nghinh Ông, du khách được hòa mình vào trong không gian văn hóa đặc sắc nhưng hết sức bình dị, mộc mạc của cư dân địa phương. Đồng thời, du khách cũng có thể tham quan một số địa điểm gần đó như Cảng cá Trần Đề, bãi biến Mỏ Ó, Rừng ngập mặn, Cầu Mỹ Thanh 2, Hồ Bể…
Lễ Hội Sông Nước Miệt Vườn – Sóc TrăngLễ hội sông nước miệt vườn được tổ chức vào ngày mùng 4, 5 tháng 5 âm lịch hàng năm tại cồn Mỹ Phước, huyện Kế Sách. Lễ hội nhằm tôn vinh những loại trái cây đặc sản của vùng Kế Sách, là vùng chuyên canh cây ăn trái lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng, và tôn vinh người nông dân đã lao động để làm ra các loại trái cây đó.
Lễ Hội Sông Nước Miệt Vườn – Sóc Trăng
Tại Lễ hội, người dân sẽ trưng bày các trái cây đặc sản ngon nổi tiếng gắn liền với các địa danh nơi đây như: Cam sành Ba Trinh, mít nghệ An Mỹ, bưởi da xanh Kế An, bưởi năm roi Kế Thành, chôm chôm Phong Nẫm, măng cụt An Lạc Tây… Bên cạnh đó, Lễ hội còn có còn có nhiều hoạt động để chào đón các nhà khoa học, thương nhân và du khách tham quan đến để giao lưu, học hỏi, tìm cơ hội hợp tác, kinh doanh hoặc chỉ đơn thuần là có những phút giây vui chơi, giải trí như: Hội thi ẩm thực sông nước miệt vườn, đua thuyền rồng, liên hoan đờn ca tài tử, triển lãm thành tựu kinh tế – văn hoá – xã hội và các trò chơi dân gian: Bịt mắt đập nồi, đi cầu vọt…
Đến với Lễ hội sông nước miệt vườn , du khách có dịp thưởng thức nhiều đặc sản, chiêm ngưỡng vườn cây trái sum xuê, tận hưởng không khí trong lành của địa điểm du lịch sinh thái này và gặp gỡ những người cố cựu nơi đây, chân chất, thiệt tình kể về những ngày đầu đến khai phá đất cồn.
Lễ Dâng Bông – Sóc TrăngLễ dâng bông hay còn gọi là Lễ Kathina, Lễ Dâng y cà sa, được tổ chức trong thời gian từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 15 tháng 10 âm lịch. Là nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Khmer Nam Bộ nhằm cầu cho phun sóc yên ấm, gia đình bình an, mưa thuận gió hòa và thành kính dâng y cà sa cho chư tăng, thể hiện tín ngưỡng với Đức Phật và làm theo lời Phật dạy.
Lễ Dâng Bông – Sóc Trăng
Thông thường, vào ngày thứ nhất, người dân đem nhang đèn, tiền bạc, trái cây, bông hoa, áo cà sa đến chùa cầu nguyện dâng lên cúng phật. Sau đó, họ dâng áo cà sa cùng đồ lễ này cho các vị sư sãi ở chùa và nghe các sư thuyết pháp, hồi hướng công đức cho mình cùng gia đình. Vào tối hôm đó, họ sẽ tổ chức vui chơi, văn nghệ, múa lâm thol, ròm vong… Ngày thứ hai, người dân tập trung lại để tiến hành lễ dâng bông, dâng y cà sa trên đường hoặc xung quanh chùa, sau đó, họ quay lại chùa để nghe các sư trì tụng kinh và chứng minh công đức tấm lòng của họ.
Lễ hội thả Đèn Nước – Sóc TrăngLễ hội thả Đèn Nước hay còn gọi là Lôi-Protip được tổ chức vào dịp Lễ Ooc-om-boc (ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm). Lôi Protip nhằm cúng chiếc răng nanh Phật Thích Ca được rắn thần Naga cất giữ nơi long cung. Protip cũng tượng trưng cho hàm răng dưới của Đức Phật ở lại hạ giới độ trì chúng sinh. Lễ còn mang ý nghĩa là để tạ ơn Thần Mặt đất (Prés thôrni) và Thần Nước (Prés kôong kea) vì qua một năm lao động và sinh hoạt, con người đã làm ô uế đến thiên nhiên nên làm lễ cúng để tạ lỗi. Mặc khác, Lễ cũng nhằm tưởng nhớ công ơn của đấng thiên nhiên đã phù hộ con người làm ăn sinh sống bình yên và mong muốn điều tốt lành hơn cho năm sau.
Lễ hội thả Đèn Nước – Sóc Trăng
Trong đêm diễn ra Lễ hội, hàng ngàn bà con và du khách sẽ đổ xô về sông Maspero ở thành phố Sóc Trăng để cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc đèn nước. Đèn nước làm bằng thân và bẹ chuối được ráp thành hình một ngôi đền, trang trí cờ phướn, hoa lá, cắm đèn và nhang, bên trong bày vật cúng. Trước khi thả đèn, sư sãi và bà con trong phum sóc thắp nhang xung quanh đèn rồi nghe sư tụng kinh cầu tam bảo, cúng trăng để cầu nguyện cho sự an vui, thịnh vượng và ước mong của mọi nhà. Sau đó người ta rước đèn ra sông để thả đèn.
Trong ngày diễn ra Lễ hội, cùng với Lễ thả Đèn nước còn có nhiều hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc của bà con dân tộc Khmer như: múa trống sadăm, hát dù kê, múa lâm thol, biểu diễn dàn nhạc ngũ âm, hội thi trang phục dân tộc…
Lễ hội Cúng Phước Biển – Sóc TrăngLễ hội Cúng Phước Biển, một lễ hội truyền thống của đồng bào người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Người Khmer gọi là Chrôirum check, được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, thu hút rất nhiều du khách. Đây là dịp để bà con ngư dân người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, tạ ơn biển cả đã cho con người nguồn hải sản quý giá và cầu nguyện cho người đi biển được bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá.
Lễ hội Cúng Phước Biển – Sóc Trăng
Lễ hội Cúng Phước Biển được tổ chức tại chùa Cà Săng (Srei Krosang) ở làng biển xã Vĩnh Châu, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Sau đó, người ta rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, nơi dựng sẵn một cái rạp với chiều dài 8m, ngang 18m. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ cầu nguyện tam bảo, cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp. Sau các nghi lễ truyền thống là những hoạt động hội hè, giải trí. Nhiều trò chơi dân gian giàu tính truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức như đua bò kéo xe, đua ghe ngo trên cạn, thi đua tưới rẫy, thi nhặt củ hành,… Ngày hội cũng có những chương trình biểu diễn văn nghệ với những điệu múa uyển chuyển, điêu luyện của các cô gái Khmer hòa cùng dàn nhạc ngũ âm và cả vũ điệu cổ truyền như múa gà, múa trống sadam, múa khỉ của các nghệ nhân Khmer.
Lễ Nhập Hạ – Sóc TrăngHàng năm, cứ đến ngày 15/6 âm lịch (tháng Asat của đồng bào Khmer), đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng lại tổ chức lễ Nhập hạ, còn gọi là Bun Chôl Vô Sa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc; đồng thời dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa trong 3 tháng Nhập hạ.
Lễ Nhập Hạ – Sóc Trăng
Năm nhuần của lịch Khmer, lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer rơi vào tháng nhuần thứ hai của tháng Asat. Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer có thể chia làm 2 ngày chính. Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, đồng bào sẽ đem lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Trong ngày này, lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to lớn được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục (không để tắt) trong ba tháng Nhập hạ. Ngày thứ hai, đồng bào phật tử đem cơm, nước, gạo… đến chùa dâng lên sư sãi nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho phum sóc.
Trong ba tháng Nhập hạ (từ ngày 15/6-15/9 âm lịch), ngoài việc thắp đèn cầy, các chùa Khmer còn đánh trống vào hai buổi sáng (bắt đầu từ 4 giờ -5 giờ) và chiều (từ 16-17 giờ) để giúp cho đồng bào của phum sóc chủ động được thời gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt.
Lễ Nhập hạ được tổ chức vào mùa mưa, khi bắt đầu vào mùa gieo trồng và cày cấy theo lịch của đồng bào Khmer. Lễ Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ.
Đăng bởi: Trần Phước Điền
Từ khoá: Sóc Trăng có lễ hội gì?
Thác Bản Giốc (Cao Bằng) Có Gì Thú Vị?
Thác Bản Giốc – địa điểm du lịch Cao Bằng luôn có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đi Tour Thác Bản Giốc đến nơi đây, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng bị mê hoặc bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ.
Đôi nét về thác Bản Giốc Cao Bằng
Thác Bản Giốc – Cao Bằng
Nằm cách thành phố Cao Bằng chừng 90km, thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Để đến được nơi đây, khách du lịch Thác Bản Giốc Cao Bằng có thể chọn đi hướng Trà Lĩnh – Tổng Cọt. Hoặc những phượt thủ đam mê chinh phục thì sẽ đi đường đèo Mã Phục với phong cách núi rừng thu hút.
Thác Bản Giốc có vị trí tọa lạc giữa biên giới hai nước Việt – Trung, được biết đến là thác nước xuyên biên giới lớn thứ 2 trên toàn thế giới. Tổng thể ngọn thác phân chia thành thác chính và thác phụ, chúng được phân cách bởi cột mốc 53 dựa theo công ước Thanh – Pháp từ năm 1887.
Thác Bản Giốc giữa mùa lúa chín
Thác Bản Giốc giữa mùa lúa chín
Hiện nay, toàn bộ thác phụ thuộc về địa phận lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, phần thác chính chia đôi cho 2 nước.
Đi tour Cao Bằng đến thác Bản Giốc vào những ngày nắng, bạn sẽ thích thú bởi hơi nước bắn ra dưới màu trắng tạo thành cầu vồng nước độc đáo.
Thời điểm đến thác Bản Giốc đẹp nhấtThác Bản Giốc chảy ào ạt giữa mùa mưa
Bản Giốc được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến tháng 9. Lúc này, ngọn thác đổ nước tung bọt trắng xóa.
Trong khi đó, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Thác Bản Giốc vào thời điểm này hiện hữu với sắc xanh thanh bình đến nao lòng. Dưới chân thác là những cánh đồng lúa chín vàng ruộm, tạo nên khung cảnh thiên nhiên lãng mạn.
Thác Bản Giốc mùa lúa chín (Nguồn: EmilyNguyen2604)
Theo những kinh nghiệm du lịch được đúc kết, hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng thời điểm lý tưởng nhất để du lịch thác Bản Giốc đó là tháng 8. Thời tiết khi đó rất dễ chịu, thuận tiện cho các hoạt động khám phá diễn ra dễ dàng.
Tham quan xung quanh Thác Bản Giốc có gì thú vị? Động Ngườm NgaoĐộng Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao
Động Ngườm Ngao là điểm du lịch kết hợp với thác Bản Giốc rất được địa phương chú trọng phát triển. Với khoảng cách Bản Giốc chừng 3km, động nằm trong lòng quả núi, có tổng chiều dài 2144m, bao gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm. Bản Thuôn.
Du khách đi tour Thác Bản Giốc từ Hà Nội ngay khi đặt chân vào sâu trong lòng động sẽ bị những khối đá vôi, thạch nhũ muôn hình thu hút. Ở đó, bạn có thể thỏa trí tưởng tượng về các hình ảnh khác nhau. Trong động còn có con suối nhỏ róc rách nước chảy khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm phần huyền ảo.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản GiốcChùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên nơi biên cương phía Bắc Tổ quốc. Du khách đi tour thác Bản Giốc từ Hà Nội chỉ cần đi khoảng 500m tính từ thác Bản Giốc là sẽ bắt gặp ngôi chùa.
Nơi đây được xây dựng theo kiến trúc Phật Giáo Việt Nam truyền thống. Bạn sẽ được tham quan đền thờ nhân vật biểu tượng của Cao Bằng thế kỷ XI – người anh hùng Nùng Trí Cao. Cùng với đó là các hạng mục chùa như Tam quan chùa, Tam Bảo, nhà Tổ, lầu tượng Bồ Tát…
Cột mốc biên giới Việt – TrungCột mốc Việt – Trung ở thác Bản Giốc
Cột mốc Việt – Trung ở thác Bản Giốc
Tiếp theo, điểm dừng chân mà bạn không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Cao Bằng tại thác Bản Giốc đó là cột mốc biên giới Việt – Trung. Đây là địa điểm sống ảo lý tưởng dành cho các phượt thủ với những bức ảnh cực chất.
Đặc sản Cao Bằng có gì ngon? Hạt dẻ Trùng KhánhHạt dẻ Trùng Khánh – Cao Bằng
Hạt dẻ chuẩn Trùng Khánh thường khá nhỏ, màu vàng sẫm, vỏ lụa mỏng, khi ăn sẽ cảm nhận được độ thơm bùi, ngậy rất đặc trưng, hoàn toàn không thể trộn lẫn.
Vịt quay 7 vịVịt quay 7 vị
Vịt được chọn lựa tỉ mỉ, phải là loại vịt cỏ có lông sáng, thịt chắc. Sau đó, người ta ướp cùng 7 hương vị truyền thống để làm nên món vịt quay ngon mê ly. Khi chín, thịt ngọt, mềm, không dai cũng không bở. Thực khách sẽ ngất ngây vị ngọt béo của thịt vịt hòa quyện mật ong.
Xôi trámXôi trám Cao Bằng
Đi tour Thác Bản Giốc 3 ngày 2 đêm mà bỏ qua món xôi trám chắc chắn bạn sẽ tiếc hùi hụi. Từ những trái trám tươi, chín mọng, người dân đem ngâm cùng nước ấm. Sau đó, lấy thịt trái trám để trộn cùng xôi đã đồ chín. Xôi trám có màu tím hồng bắt mắt, thơm ngon.
Cá Trầm Hương nướngCá trầm hương nướng Cao Bằng
Món ngon trứ danh thác Bản Giốc được khách du lịch Cao Bằng yêu thích được làm từ cá Trầm Hương. Loại các ăn rễ và lá mục của cây trầm hương ven sông Bắc Vọng và Quây Sơn nên mang hương vị rất đặc trưng.
Bánh trứng kiếnBánh trứng kiến
Đây là món bánh độc đáo của người dân tộc Tày vùng núi Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Bánh thường chỉ được làm vào cuối tháng 4 và tháng 5. Vì đó là thời gian loài kiến đen sinh trưởng mạnh mẽ nhất.
Từ trứng non của kiến, rửa sạch, bắc lên chảo phi cùng hành khô để làm nhân bánh, được bao bọc bởi bột nếp nương cùng lá non cây vỏ. Muốn tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh, người ta còn cho thêm chút thịt lợn băm, ít lạc rang giã nhỏ, củ kiệu thái nhỏ.
Với những thông tin chi tiết về thác Bản Giốc mà chúng tôi vừa giới thiệu, chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi đặt chân tới vùng đất này. Ngay bây giờ, bạn hãy lên cho mình kế hoạch của tour Thác Bản Giốc để hòa mình vào thiên nhiên thôi nào!
Lê Hà
Đăng bởi: Thạch Lâm Nhã Linh
Từ khoá: Thác Bản Giốc (Cao Bằng) có gì thú vị?
Vi Vu Tour Du Lịch Nhật Bản Cao Cấp Trong Mùa Lễ Hội Đặc Sắc
Tour du lịch Nhật Bản cao cấp sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đặc sắc nhất trần đời. Từ trước đến nay, Nhật Bản nổi tiếng với cảnh quan đa dạng cùng những lễ hội không kém phần lý thú. Nếu bạn chưa biết về các lễ hội này thì cùng Vietnam Booking khám phá nào!
1. Cảm nhận vẻ đẹp đặc sắc của Nhật Bản qua các lễ hộiĐất nước Nhật Bản được thiên nhiên ưu ái với những giá trị độc đáo không phải nơi đâu cũng có. Chính vì vậy mà quốc gia này đã nhận được nhiều danh xưng mỹ miều như xứ sở hoa anh đào, đất nước mặt trời mọc hay xứ Phù Tang.
Nhật Bản sở hữu các công trình kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại cùng cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Điều này đã khiến không ít du khách đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp mê đắm. Không chỉ vậy, mỗi mùa tại Nhật Bản còn thể hiện được tinh thần rất riêng thông qua những lễ hội mang dấu ấn địa phương.
Các lễ hội đặc sắc tại xứ sở hoa anh đào khắp bốn mùa trong năm
Trải nghiệmtour du lịch Nhật Bản trọn gói vào mỗi mùa, bạn không những cảm nhận được sắc trời đổi thay hay những món ngon địa phương mà còn bị thu hút bởi các lễ hội nhộn nhịp và vô cùng đặc sắc. Thế nên các tour du lịch Nhật Bản khởi hành từ Sài Gòn 4 ngày 3 đêm hay các tour du lịch Nhật Bản 6 Ngày 5 Đêm 2023 luôn trong tình trạng hết chỗ là vậy.
2. Tận hưởng sự nhộn nhịp theo mùa trong tour du lịch Nhật Bản cao cấp 2.1. Mùa xuânMùa xuân Nhật Bản là mùa sẽ khiến cho cảm xúc của bạn dâng trào trước những cảnh đẹp mà tạo hóa dành tặng cho xứ Phù Tang. Mùa xuân Nhật Bản diễn ra từ tháng 2 – tháng 4, tiết trời lúc này tương đối dễ chịu vì không còn những lớp tuyết trắng bao phủ.
Và mùa xuân của đất nước này còn được gọi là mùa lễ hội. Các hoạt động sẽ được diễn ra suốt các tháng. Chính vì thế mà các tour du lịch Nhật Bản cao cấp vào thời điểm này luôn “cháy vé”.
2.1.1. Lễ hội hoa anh đàoNếu bạn đã quen thuộc với những cánh anh đào trong các bộ phim, vậy thì bạn không thể bỏ lỡ mùa hoa vào những ngày xuân về.
Chìm đắm vào sắc hoa của hoa anh đào.
Với sắc hồng phủ khắp vùng trời Nhật Bản đã giúp cho đất nước này nhận được danh xưng xứ sở hoa anh đào. Lễ hội hoa anh đào thường diễn ra vào khoảng thời gian từ đầu tháng 3 – đầu tháng 4, tùy thuộc vào khu vực hoa nở.
Sắc hoa anh đào lãng mạn mỗi độ xuân về.
Không khó để bạn bắt gặp hình ảnh người dân quây quần cùng nhau dưới những gốc cây anh đào khi đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp. Họ sẽ cùng nhau cười nói, ngắm hoa và thưởng thức những ly trà nóng ấm trong ngày xuân còn chút se lạnh.
2.1.2. Lễ Hội Cá Chép KoinoboriLễ hội cá chép Koinobori là một trong những lễ hội đặc biệt nhất trong năm khi toát lên được dấu ấn rất riêng. Lễ hội cá chép Koinobori là lễ hội đặc biệt dành cho các bé trai.
Vào thời điểm này, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người thân trong gia đình mua những hình cá chép được làm bằng vải và búp bê võ sĩ. Khi dạo quanh các ngôi nhà trên đường phố trong lúc trải nghiệm tour du lịch Nhật Bản cao cấp, bạn sẽ thấy những dải cờ hình cá chép được treo trước nhà.
Những lồng đèn cá chép rực rỡ sắc màu.
Theo quan điểm của người Nhật Bản, cá chép là hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm vượt mọi khó khăn mà gia đình hy vọng về các bé trai. Nếu bạn muốn tham gia lễ hội, tận mắt ngắm nhìn những chiếc đèn lồng cực đẹp của Nhật Bản thì nên lưu lại những địa điểm sau:
Đàn cờ cá chép Koinobori 333 tại Tháp Tokyo.
Lễ hội Koinobori no Sato tại tỉnh Gunma.
Cờ cá chép tại sông Niyodogawa, tỉnh Kochi.
Lễ hội Tsuetate tại tỉnh Kumamoto,…
2.2. Mùa hèMùa hè tại đất nước mặt trời mọc không chỉ khiến du khách ngẩn ngơ dưới ánh nắng vàng trên bầu trời xanh hay những cơn gió mát lành lướt ngang qua mái tóc. Mùa hè Nhật Bản còn gây ấn tượng bởi sắc tím của hoa oải hương cùng các lễ hội không thể bỏ qua vào khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8.
2.2.1. Lễ hội pháo hoa sông SumidaLễ hội pháo hoa là lễ hội có lịch sử lâu đời nhất và thu hút không ít du khách lựa chọn tour du lịch Nhật Bản từ Hà Nội 2023 để đến với Tokyo. Lễ hội sẽ được diễn ra thường niên vào chủ nhật tuần thứ 4 của tháng 7.
Đến với tour du lịch Nhật Bản 2023 vào thời điểm này, mọi người sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của pháo hoa trên bầu trời đêm, cùng nhau ăn uống và trò chuyện vui vẻ. Đặc biệt, bạn có thể ngồi thuyền dọc theo bờ sông để ngắm nhìn cảnh đẹp này.
Muôn màu rực rỡ của pháo hoa trên bầu trời đêm của Tokyo.
Và để có cơ hội ngắm trọn vẹn sự lộng lẫy cùng vô vàn kích thước, hình dạng của pháo hoa thì bạn nên đặt tour du lịch Nhật Bản cao cấp. Thời điểm này lượng du khách rất đông, thậm chí các nhà hàng có view lân cận cũng được đặt chỗ từ trước đó rất sớm.
2.2.2. Lễ hội nón hoa Hanagasa MatsuriLễ hội nón hoa thường được diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 5 – ngày 7 tháng 8 hàng năm. Lễ hội được biết đến là lễ hội mùa hè lớn nhất trong năm của khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Những chiếc nón độc đáo cùng vũ điệu uyển chuyển đã thu hút nhiều du khách lựa chọn tour du lịch Nhật Bản cao cấp này.
Những vũ điệu độc đáo trong lễ hội nón hoa tại Nhật Bản.
Lúc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các vũ công diện những trang phục độc đáo và giữ trên đầu chiếc mũ Hanagasa được trang trí bằng nhiều bông hoa rực rỡ. Bạn sẽ cảm thấy thích thú và ấn tượng khi thấy các vũ công vừa nhảy vừa hô khẩu hiệu rất riêng của lễ hội khi đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp.
2.2.3. Lễ hội GionLễ hội Gion được tổ chức tại đền Yasaka (Kyoto) với lịch sử diễn ra đã 1.000 năm. Chính vì vậy mà lễ hội đã trở thành một trong những điều thu hút du khách đến với thành phố cổ kính này của Nhật Bản.
Một trong những lễ hội rước kiệu nổi tiếng tại Nhật Bản – lễ hội Gion.
Nét độc đáo tạo nên sức hút cho lễ hội chính là buổi diễu hành được tổ chức vô cùng hoành tráng bằng các buổi rước kiệu. Kiệu được dùng cho lễ hội có chiều cao lên đến 25m và nặng 12 tấn. Chính điều này đã tạo nên điểm nhấn riêng cho lễ hội giữa khung cảnh xưa cũ mà thủ phủ Kyoto đang sở hữu.
2.3. Mùa thuTạm biệt những ngày hè oi ả, tháng 9 – tháng 11 chính là thời gian chuyển mình của Nhật Bản khi bước sang thu. Lúc này, cả vùng trời Nhật Bản đều được thay áo mới với sắc đỏ rực rỡ khắp xứ Phù Tang.
Đây là thời điểm thích hợp để bạn thư giãn trong tiết trời mát mẻ. Cùng với đó là những lễ hội ấn tượng khi lựa chọn tour du lịch Nhật Bản cao cấp.
2.3.1. Lễ hội lửa tại KyotoLễ hội lửa được diễn ra tại đền Yuki (Kyoto) vào ngày 22/10 hàng năm. Khi đồng hồ điểm lúc 6 giờ sáng, ngọn lửa được thắp cháy trước nhà của người dân trong thành phố. Đến đêm, họ sẽ cùng nhau diễu hành qua các con đường của Kyoto.
Rực lửa về đêm thắp sáng cả khu phố cổ Kyoto.
Nếu có dịp đến Kyoto vào thời điểm này khi đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp, bạn sẽ vô cùng bất ngờ vì những đám cháy diễn ra rất lâu. Những ngọn đuốc đã thắp sáng cả vùng trời Kyoto.
Cảm nhận sự ấm áp và khí thế tại lễ hội.
Khi bạn có ý định tham gia lễ hội hãy đặt tour từ sớm vì thành phố Kyoto luôn trong tình trạng quá tải khi lễ hội diễn ra. Vì vậy, bạn nên đến thành phố càng sớm càng tốt và nán lại vài ngày sau khi lễ hội kết thúc để bắt đầu hành trình mới.
2.3.2. Lễ hội OkunchiLễ hội Okunchi hay còn được gọi là lễ hội Karatsu Kunchi được diễn ra đền Karatsu vào ngày 2 – ngày 4/11 hàng năm. Lễ hội luôn thu hút được hàng nhiều du khách đến với tour du lịch Nhật Bản cao cấp vì sự đặc sắc riêng. Tại đêm trước khi lễ hội diễn ra, bạn sẽ được tham gia trang trí đèn lồng trên thuyền.
Sức mạnh của những người dân được thể hiện qua việc kéo chiếc thuyền to lớn.
Vào lúc 19h30, khi tiếng sáo vang lên cũng chính là lúc đèn thắp sáng cả khu phố, báo hiệu lễ hội chính thức bắt đầu. Ngày hai cũng chính là ngày chính diễn ra lễ hội, bạn sẽ thấy được sức mạnh của người dân với hình ảnh là họ sẽ kéo những thuyền trên bờ. Không những vậy, bạn còn được thấy sự nhộn nhịp từ đoàn diễu hành trong suốt thời gian lễ hội diễn ra khi đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp.
Lễ hội mùa thu – Okunchi nổi tiếng.
Ngày ba cũng là ngày cuối cùng diễn ra lễ hội, những người có nhiệm vụ khiêng thuyền sẽ diễu hành khắp nơi trong khu phố. Sau cùng, họ để lại thuyền tại nơi triển lãm gần với ngôi đền Karatsu. Bạn có thể tham gia lễ hội này khi lựa chọn du lịch Nhật Bản 2023 Vietnam Booking để được trải nghiệm trọn vẹn nhất.
2.3.3. Lễ hội Daimyo GyoretsuLễ hội Daimyo Gyoretsu là một trong những lễ hội sẽ giúp bạn hiểu thêm về những giá trị lịch sử của Nhật Bản. Lễ hội này sẽ tái hiện lại đám rước daimyo (những lãnh chúa thời phong kiến ở Nhật Bản).
Không những vậy, bạn sẽ được thấy hơn 200 người tham gia với những trang phục lịch sử theo dấu thời gian. Các trang phục của những người diễu hành sẽ được khắc họa chi tiết về các nhân vật nổi tiếng như: Samurai, nhân viên tòa án, geisha,…
Tham quan đoàn rước sống động của các nhân vật lịch sử tại phố Hakone.
Lễ hội sẽ được diễn ra vào ngày 3/11, khi này sẽ có đoàn diễu hành cùng với nhạc cụ và điệu nhảy truyền thống. Trong bầu không khí sôi động, bạn không những được hiểu thêm về lịch sử Nhật Bản mà còn hòa vào sự sôi nổi với những âm thanh rất đặc trưng của xứ Phù Tang,
2.4. Mùa đôngMùa đông Nhật Bản thường kéo dài từ cuối tháng 11 – tháng 1 năm sau. Thời điểm này, nhiều khu vực của Nhật Bản có nhiệt độ xuống mức âm độ nhưng vẫn không cản trở được du khách đến xứ Phù Tang. Vào mùa đông, bạn có thể thỏa sức chơi với tuyết, săn hàng khuyến mãi và ngắm nhìn một nước Nhật rất khác qua các lễ hội.
2.4.1. Lễ hội tuyếtSẽ rất thiếu sót nếu bạn đến với các tour du lịch Nhật Bản 7 ngày 6 đêm vào mùa đông nhưng không thưởng thức các công trình điêu khắc bằng tuyết tại Hokkaido. Lễ hội tuyết được diễn ra tại thành phố Hokkaido vào tháng 2 hàng năm cùng các công trình và hoạt động ấn tượng.
Vô số các công trình được tạo bằng tuyết thu hút ánh nhìn của không ít du khách.
Tuy nhiên, khi đến tham gia lễ hội trong chuyến tour du lịch Nhật Bản cao cấp, bạn nên chuẩn bị kỹ quần áo ấm vì nhiệt độ tại Hokkaido rất lạnh. Với nhiệt độ này, người dân bản địa đã tận dụng tuyết để tạo nên những công trình khiến bạn không thể thỏa mãn hơn.
2.4.2. Lễ hội đêm ChichibuLễ hội đêm được tổ chức tại đền Chichibu của Saitama vào khoảng thời gian từ ngày 2 – 3/12 hàng năm. Lễ hội đêm được biết là một trong những lễ hội nổi bật khi đây là một trong ba lễ rước kiệu nổi tiếng của Nhật Bản.
Ánh sáng rực rỡ từ những chiếc kiệu và pháo hoa trên bầu trời đêm.
Bạn sẽ choáng ngợp bởi những chiếc kiệu được trang hoàng lộng lẫy, cùng đường nét tinh xảo và được mạ vàng khi lựa chọn tour du lịch Nhật Bản cao cấp.
Vào đúng 19h30, bạn sẽ được ngắm nhìn pháo hoa bắn rực rỡ trên bầu trời hơn 2 tiếng đồng hồ. Lễ hội sẽ kết thúc vào 22h đêm, lúc này, bạn vẫn có thể bắt chuyến tàu cuối ngày để di chuyển về khách sạn.
2.4.3. Lễ hội đèn lồng HanatoroLễ hội đèn lồng là một trong những lễ hội sẽ mang bạn vào thế giới ánh sáng với hệ thống chiếu sáng ngoạn mục của thủ phủ Kyoto. Mặc dù lễ hội diễn ra tại hai thời điểm nhưng vào mùa đông, bạn nên đến quận Arashiyama để tham dự.
Trong tiết trời lạnh giá của ngày đông, bạn sẽ được những ánh đèn sưởi ấm và lạc vào không gian huyền ảo khi đi tour du lịch Nhật Bản cao cấp.
Khu phố cổ Kyoto toát lên sự bình yên và trầm mặc dưới ánh đèn vàng
Lễ hội sẽ được diễn ra tại hầu hết các đền, chùa của khu vực trong tour du lịch Nhật Bản từ TP HCM. Khi đi dọc theo dòng sông, bạn sẽ thấy những ánh đèn được thắp sáng liên tục trong suốt 10 ngày.
Không những vậy, khu rừng tre nổi tiếng cùng tên của quận cũng được thắp sáng bằng những chiếc đèn lồng. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy thế giới huyền bí giữa những rừng tre như các bộ tiên hiệp là như thế nào.
3. Mặc gì khi tham gia lễ hội trong tour du lịch Nhật Bản cao cấpKhi tham gia các lễ hội, để hòa mình vào đám đông và tham dự các hoạt động như những người bản địa, bạn có thể chọn Kimono hoặc Yukata. Thay vì mua một bộ Yukata tại Việt Nam với mức giá rất mắc nhưng không thường xuyên sử dụng thì bạn nên thuê ngay tại Nhật Bản.
Geta là một dạng dép sandal truyền thống của người dân. Còn kinchaku là một chiếc túi dây rút bạn sẽ thấy người dân thường sử dụng khi mặc trang phục truyền thống.
Trải nghiệm mặc trang phục truyền thống của người dân Nhật Bản.
Vào mùa đông, bạn nên chuẩn bị trang phục ấm thật kỹ để tránh bị sốc nhiệt ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên lựa chọn những trang phục có độ ẩm cao nhưng mang lại sự thoải mái và không kém phần năng động. Qua đó, bạn có thể vui chơi các hoạt động với tuyết không vướng lo âu khi vui chơi trong tour du lịch Nhật Bản – Vietnam Booking.
Đăng bởi: Nguyễn Hương Giang
Từ khoá: Vi vu tour du lịch Nhật Bản cao cấp trong mùa lễ hội đặc sắc
Đánh Giá Trường Thpt Thạch An – Cao Bằng Có Tốt Không
1. Giới thiệu chung về Trường THPT Thạch An – Cao Bằng
Trường THPT Thạch An tọa lạc trên con đường QL4A thuộc địa phận Thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi trường cấp 3 trọng điểm của huyện Thạch An.
1.1 Lịch sử hình thànhTrường THPT Thạch An – Cao Bằng tiền thân là Trường cấp 2, 3 Đông Khê. Vào tháng 8/1966, ngôi trường chính thức đổi tên thành THPT Thạch An. Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Thạch An – Cao Bằng đã đóng góp cho đất nước một nguồn trí thức đáng tự hào.
Trường THPT Thạch An – Cao Bằng là trường cấp 3 công lập
Tính đến nay, ngôi trường này đã có hơn 8000 học sinh có tên trong sổ đăng bộ của nhà trường và gần 6.500 học sinh đã tốt nghiệp tại trường. Và trong số đó, có không ít những học sinh ưu tú đã trở thành những giáo sư, tiến sư, nhà nghiên cứu khoa học, những doanh nhân thành đạt,…
1.2 Điểm tuyển sinh đầu vào qua các nămLà trường công lập trực thuộc sự quản lý của Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, trường THPT Thạch An tuyển sinh theo phương thức xét tuyển điểm thi vào 10 của học sinh. Điểm tuyển sinh đầu vào được lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
1.3 Cơ sở vật chấtLà ngôi trường nằm trung tâm thị trấn Đông Khê, cơ sở vật chất của trường THPT Thạch An – Cao Bằng được đánh giá khang trang và đầy đủ hơn so với các trường dân tộc nội trú. Dãy phòng học của học sinh là dãy nhà tầng thoáng mát.
Phòng học rộng rãi với nhiều cửa sổ. Bên cạnh đó, phòng học và các phòng chức năng khác đều được lắp đặt đầy đủ các thiết bị phục vụ việc giảng dạy: đèn chiếu sáng, quạt điện, bàn ghế, bảng đen, máy chiếu.
Phòng học chức năng được trang bị máy chiếu
Khuôn viên sân trường rộng, thoáng được lắp gạch hoa. Bên cạnh đó, nhà trường còn cho xây dựng và lắp đặt sân thể thao riêng cho học sinh phục vụ nhu cầu học tập và giải trí của học sinh.
Sân trường được lát gạch hoa rộng rãi
2. Đánh giá Trường THPT Thạch An – Cao Bằng có tốt không? 2.1 Đánh giá về cán bộ giáo viên nhà trườngĐể đánh giá Trường THPT Thạch An có tốt không, phụ huynh cần quan tâm đến chất lượng của cán bộ giáo viên. Toàn bộ giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn về trình độ và tình yêu nghề:
3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
33% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.
14% giáo viên đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Ngoài ra, nhiều giáo viên và cán bộ của trường THPT Thạch An được UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp phát triển và xây dựng trường.
2.2 Đánh giá chất lượng học sinhTỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt từ 93 – 100%
Với sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, chất lượng học sinh của trường THPT Thạch An – Cao Bằng có nhiều tiến bộ. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ học sinh đạt học lực khá và giỏi đều tăng khoảng 20 – 38%. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT của trường đạt từ 93 – 100%. Số lượng học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng trung bình từ 25 – 35% hằng năm.
2.3 Đánh giá thành tích nhà trườngTheo đánh giá Trường THPT Thạch An có tốt không, thánh tích của trường đã đạt được là sự tự hào đáng ngưỡng mộ. Tuy chỉ là trường cấp 3 tuyến huyện nhưng Trường THPT Thạch An – Cao Bằng đã nhận nhiều Bằng khen trong quá trình xây dựng và phát triển.
Chi bộ nhà trường được Huyện ủy Thạch An công nhận là Chi bộ trong sạch, vững mạnh.
Advertisement
Công đoàn nhà trường được Công đoàn ngành công nhận là Công đoàn cơ sở vững mạnh và được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen.
Đoàn trường được Tỉnh đoàn tặng Bằng khen liên tiếp trong nhiều năm.
Năm học 2023 – 2023, nhà trường được UBND tỉnh Cao Bằng tặng Cờ thi đua và được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.
Năm 2023, trường được Chính phủ tặng Cờ thi đua.
Và đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 thành lập, trường THPT Thạch An đã vinh dự nhận được Bức trướng mang dòng chữ: “Phát huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt – học tốt.” từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng.
3. Học phí Trường THPT Thạch An – Cao Bằng như thế nào?Mức học phí tại Trường THPT Thạch An – Cao Bằng được quy định theo mức tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT. Vì là trường công lập nên học phí của học sinh đã được Nhà nước hỗ trợ một phần. Do đó, mức thu học phí được đánh giá phù hợp với thu nhập trung bình của nhiều gia đình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cao Bằng Có Lễ Hội Gì? trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!