Bạn đang xem bài viết Gãy Xương: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Trí Sao Cho Hợp Lí? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những triệu chứng thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người . Điều này phụ thuộc vào vị trí xươngg độ của chấn thương, tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn… Nhìn chung, các triệu chứng của có thể là:
Sưng hoặc bầm tím vùng xương bị chấn thương
Biến dạng chân hoặc tay
Đau vùng bị chấn thương. Đặc biệt, đau tăng dữ dội khi di chuyển hoặc đè ép lên vùng đó
Mất chức năng vùng bị chấn thương
Không có khả năng chịu lực lên chân, cổ chân… bị ảnh hưởng
Khi chấn thương hở, bạn có thể thấy đầu xương lộ ra ngoài da
Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu nghi ngờ trên, đây có thể là một trình trạng cần cấp cứu.
2.1. Sốc do mất máu và do đau
Đây là một biến chứng khá nặng nề, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Xương được cấp máu nuôi dồi dào nên có thể làm chảy máu và mất lượng máu đáng kể.Nếu chẳng may gãy xương chậu có thể gây mất 1.5 lít máu, xương đùi có thể mất khoảng 1 lít máu. Vì vậy, cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm vùng xương gãy.
2.2. Tổn thương các cơ quan nội tạng
Gãy xương sọ có thể gây dập não, xuất huyết não, xương sườn có thể gây tổn thương tim, phổi, xương chậu có thể vỡ bàng quang, chấn thương đường tiểu…
2.3. Tổn thương mạch máu, thần kinh
Đầu xương gãy có thể tổn thương mạch máu và thân kinh lân cận. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng này có thể dẫn đến liệt, mất chức năng hoặc phải cắt cụt chi.
2.4. Rối loạn phát triển xương
Gãy xương dài ở trẻ em nơi vị trí đầu xương dễ làm rối loạn tăng trưởng xương. Về sau, việc phát triển chiều dài xương có thể bị ảnh hưởng.
2.5. Cần làm gì khi bị gãy xương?
Sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Điều này còn hỗ trợ cho việc điều trị và lành xương sau này.
Có thể xảy ra ở bất cứ vùng nào trên cơ thể. Mỗi vùng xương gãy sẽ có những cách sơ cứu chuyên biệt. Tuy nhiên, với những người không chuyên, nắm được nguyên tắc cơ bản là quan trọng.
Nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu là phải bất động, cố định vùng xương gãy. Vì di động nơi xương gãy gây đau, gây chảy máu và tổn thương mô mềm, thần kinh, mạch máu hơn nữa. Điều này có thể làm việc điều trị trở nên phức tạp hơn.
Một số gợi ý sơ cứu khi bị gãy xương là:
Điều đầu tiên là bạn cần lấy lại bình tĩnh, trấn an tinh thần. Bấm 115 để gọi cấp cứu. Kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh là rất cần thiết. Trong thời gian chờ cấp cứu, có thể sơ cứu vùng xương gãy đơn giản.
Không di chuyển bệnh nhân khi chưa có phương tiện an toàn. Ví dụ như xương sọ, gãy đốt sống, xương chậu…
Chú ý các trường hợp có vết thương chảy máu. Dùng băng gạc sạch ấn chặt vào vùng vết thương đang chảy máu. Khi vết thương hết chảy máu thì băng vết thương lại.
Không được tự ý kéo thẳng chi gãy.
Xương gãy cần được cố định, nâng đỡ để hạn chế di động ổ gãy. Dụng cụ sử dụng để cố định xương có thể là thanh gỗ, bìa cứng, bao cát… Thường phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới vùng xương gãy.
Trong trường hợp gãy xương đòn, xương vai, có thể chỉ cố định đơn giản bằng dây đeo cổ.
Nếu được, ổ gãy nên để cao hơn vị trí trái tim để hạn chế mất máu.
Có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng vùng xương gãy. Không được chườm đá trực tiếp lên da. Hãy bọc đá trong một chiếc khăn hoặc mảnh vải rồi chườm lên da.
Không được ăn uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có khi cần phải mổ cấp cứu.
Bác sĩ : Nguyễn Thanh Xuân
Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Bên cạnh điều trị y tế (nếu cần), việc điều trị tay chân miệng tại nhà đúng cách tại nhà có vai trò rất quan trọng để giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn. Vậy bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng?
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của bệnh nhân.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Đây cũng là câu trả lời “người lớn có bị chân tay miệng không?”
Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó 2 thời điểm bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50 000 – 100 000 ca bị tay chân miệng được ghi nhận ở nước ta. Đặc biệt, phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Phát hiện sớm các dấu hiệu bé bị chân tay miệng là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi và chăm sóc kịp thời để hồi phục bệnh nhanh hơn. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn cụ thể bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh
Từ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn khởi phát (kéo dài 1 – 2 ngày)
Triệu chứng sớm nhất của khi bị tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch ở hàm dưới.
Giai đoạn toàn phát (từ 3 – 10 ngày)
Viêm loét miệng:Xuất hiện mụn nước nhỏ (đường kính 2 -3 mm) ở niêm mạc miệng, má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, khiến em bé bị tay chân miệng cảm thấy đau khi ăn và vì thế trẻ rất dễ biếng ăn.
Phát ban toàn thân:Xuất hiện các bóng nước lớn hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10mm) ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông và nổi ban toàn thân có thể ở trên da hoặc ẩn dưới da.
Biến chứng:Trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện sốt, buồn nôn, một số trường hợp sốt cao, nôn nhiều có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như rối loạn tri giác, lơ mơ, mê sảng, co giật… Các biến chứng này thường xuất hiện rất sớm từ ngày 3 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh
Từ 7 – 10 ngày tính từ ngày bệnh khởi phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra các biến chứng như trên. Trường hợp xảy ra các biến chứng: sốt cao trên 39°C hoặc sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, thở khó… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.
3. Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường nào?
Bệnh tay chân miệng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:
Hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Chạm vào người bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi khác (hôn, ôm, hoặc chia sẻ cốc hoặc dụng cụ ăn uống).
Chạm vào phân của người bệnh chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
Chạm vào các vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn
Đối với một số hoạt động giải trí công cộng, chẳng hạn như bơi, bạn có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiếm nhưng đây vẫn là yếu tố nguy cơ nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách bằng Clo và bị nhiễm phân từ một người bị tay chân miệng.
Tìm hiểu bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng là bệnh có tốc độ lây nhiễm khá nhanh, nếu không được kiểm soát tốt có thể sẽ lây lan thành dịch. Đặc biệt, bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở trẻ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Vậy, người lớn có bị chân…
4. Các biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một vài trường hợp phát hiện trễ, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bệnh gây lở loét trong miệng và cổ họng khiến cho việc ăn uống trở nên đau rát và khó khăn. Một dạng bệnh tay chân miệng hiếm gặp gây ra các biến chứng như:
Viêm màng não do virus: đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm hiếm gặp ở màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
Viêm não: một căn bệnh nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Biến chứng này rất hiếm gặp.
Viêm cơ tim: cũng có thể xảy ra mặc dù tỷ lệ rất thấp.
Đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh nguy cơ gặp các biến chứng trên, bệnh còn có thể khiến quá trình mang thai bị ảnh hưởng như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc với người đang bị tay chân miệng.
Tìm hiểu bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng (TCM) là căn bệnh truyền nhiễm do các loại virus khác nhau thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tuy có thể tự chữa tại nhà nhưng nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ tử…
5. Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc làm theo hướng dẫn cách trị tay chân miệng tại nhà như sau.
– Nên
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay thuốc xịt gây tê ở miệng hoặc cho trẻ uống Paracetamol như Hapacol khi sốt trên 38ºC với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ.
Sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine, có thể giúp giảm bớt khó chịu khi phát ban.
Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
Tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng.
Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.
– Không nên
Không sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kháng sinh sẽ không có tác dụng nên đừng tự ý sử dụng thuốc cảm cho bé.
Không sát trùng bằng chanh hay muối vì có thể sẽ làm trẻ đau và xót, tổn thương da và để lại sẹo.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị chân tay miệng
– Trẻ bị chân tay miệng nên ăn gì?
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng ăn uống rất khó khăn nên thức ăn cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc 3 chữ L:
L1 Lỏng: có nghĩa là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, giúp trẻ bớt đau đớn khi ăn và dễ tiêu hoá.
L2 Lạt: cho trẻ ăn lạt, đừng nên cho trẻ ăn mặn hoặc thức ăn nhiều chất chua sẽ làm trẻ bị đau rát khi ăn khiến trẻ không muốn ăn uống hoặc bỏ ăn.
L3 Lạnh: nên cho trẻ ăn lạnh để trẻ dễ ăn và không gây kích ứng các vết loét trong miệng.
Bổ sung các thực phẩm có lợi như:
Trứng: Có nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất, là một trong những thực phẩm có thể bổ sung nhiều năng lượng cho bé.
Đu đủ: Loại trái cây này không chỉ dễ ăn mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Do đó, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh.
Dưa hấu: Dưa hấu có chứa nhiều hợp chất phenolic như flavonoid, carotenoid và triterpenoid – những chất chống viêm nhiễm hiệu quả.
Đậu hũ: Đậu hũ thường mềm, dễ nuốt và được chế biến thành nhiều món đa dạng. Ngoài ra, đậu hũ còn có nhiều protein và carbohydrate, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Khoai tây: Khoai tây có nhiều vitamin C, vitamin B6, magie, phốt pho, niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5) giúp phòng ngừa các vết loét miệng.
Kem lạnh: Kem có thể giúp giảm các vết loét sưng đau trong miệng. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn kem vừa phải và tránh kem vị chocolate vì sẽ khiến tình trạng loét miệng nặng hơn.
– Trẻ bị chân tay miệng không nên ăn gì?
Không cho trẻ ăn các thức ăn cứng và cay nóng. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn mặn hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt. Nếu trẻ không muốn ăn thì bạn cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu biến chứng sau:
Sốt cao liên tục 39oC
Giật mình chới với, hốt hoảng, thất thần
Run chi (thấy rõ khi đưa đồ chơi cho trẻ cầm)
Yếu chi
Đi loạng choạng
Đảo mắt
Nôn ói nhiều
Quấy khóc (dỗ không nín)
Co giật
Thở mệt
NHẬN BIẾT SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
6. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả
Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng nên cần đảm bảo 8 nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng như sau:
Rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
Lộc sôi hoặc ngâm dung dịch Cloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.
Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
Tìm hiểu thêm:
10 foods to eat if you have HFMD (and what to avoid!).
Hand-foot-and-mouth disease.
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Ngừa Vi Khuẩn Ăn Thịt Người
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hay bệnh Whitmore là một loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Người mắc bệnh có thể là con người và cả động vật.
Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống rất lâu, tồn tại trong môi trường đất và nước khi nhiễm khuẩn trong nhiều năm liền.
Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong đạt từ 40 – 60%, bệnh nhân có thể mất mạng trong vòng 1 tuần nếu bị nhiễm khuẩn cấp.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do người bệnh hít phải bụi bẩn, giọt nước bị nhiễm khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong không khí, khi người bệnh uống nước bị nhiễm khuẩn hoặc khi người bệnh chạm và đất bị nhiễm khuẩn này trực tiếp bằng tay, chân trần, nhiễm đặc biệt nhanh nếu da bị trầy xước.
Các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, ở các vị trí khác nhau, triệu chứng khác nhau nên dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng thường gặp khác như áp xe, quai bị, viêm tấy…
Khi mắc bệnh Whitmore có thể gây nhiễm trùng các bộ phận:
Nhiễm trùng phổi: Triệu chứng thường là ho có đờm hoặc không đờm, sốt cao, đau đầu, đau ngực khi thở, sụt cân, đau cơ.
Nhiễm trùng khu trú: Có triệu chứng là đau, sưng ở 1 vùng cơ thể nhất định như tuyến mang tai (ở vị trí bên dưới, 1 bên trước của tai). Ngoài ra còn có triệu chứng sốt, vết loét da, áp xe trên hay ngay bên dưới da (bắt đầu từ những nốt cục cứng chắc màu xám/trắng, về sau trở nên mềm, viêm rồi trở thành vết thương như bị ăn thịt.
Nhiễm trùng máu: Triệu chứng thường gặp là đau đầu, sốt cao, rét run, khó thở, đau họng, tiêu chảy, đau vùng bụng trên, đau cơ, đau khớp, có vét loét có mủ trên da, người có cảm giác mất phương hướng.
Nhiễm trùng rải rác trên cơ thể: Triệu chứng là có vết loét ở nhiều bộ phận trên cơ thể, đau đầu, đau ngực, cơ, khớp, dạ dày, sụt cân, co giật.
Hiện nay chưa có vaccine điều trị và phòng ngừa bệnh Whitmore. Để điều trị bệnh người ta dùng kháng sinh và trải qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 điều trị từ 10 – 14 ngày, sử dụng kháng sinh truyền vào tĩnh mạch, thời gian điều trị ở giai đoạn 1 có thể kéo dài trong 8 tuần.
Giai đoạn 2 thời gian điều trị từ 3 – 6 tháng, dùng kháng sinh đường uống.
Người làm việc chân tay thường tiếp xúc với môi trường nước, đất nếu dùng tay trần, chân trần tiếp xúc nước, đất thường xuyên, nhất là môi trường đã bị nhiễm khuẩn dễ mắc bệnh Whitmore nên người lao động cần hạn chế tiếp xúc với bùn, đất, nước vùng bị ô nhiễm, có khả năng nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, vùng lũ. Nên sử dụng ủng, tất ni lon, bao tay khi tiếp xúc nước, đất, mặc đồ bảo hộ nếu cần thiết.
Advertisement
Những người đang có vết thương, mụn nhọt… nên tránh tiếp xúc với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm trực tiếp. Nếu bị thương, vết thương nhiễm bẩn cần rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.
Nên rửa tay, chân thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi ra ngoài về. Giữ vệ sinh môi trường sống.
Đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để thăm khám khi có các triệu chứng sốt cao, viêm phổi, bị áp xe hay nổi cục nhiễm trùng ở nhiều vùng cơ thể khác nhau.
Hạ Đường Huyết Đột Ngột Và Cách Xử Trí Phù Hợp
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm dưới mức bình thường ( < 3.9 mmol/l hoặc < 70 mg/dL).
Đường được giải phóng từ thức ăn và sẽ được máu đưa đến các cơ quan để cung cấp năng lượng. Đây gần như là nguồn nhiên liệu quan trọng, giúp hệ thần kinh và não bộ duy trì hoạt động. Khi nồng độ đường huyết quá thấp, các chức năng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng không ít.
Điểm đáng quan ngại của tình trạng này là hạ đường huyết đột ngột. Các triệu chứng hạ đường huyết thường xuất hiện bất ngờ và diễn tiến nặng trong thời gian ngắn. Nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa. Do đó, việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để xử trí khi bị hạ đường huyết là rất cần thiết.
Nguyên nhân hạ đường huyết đột ngộtHạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra do nhiều yếu tố, song nguyên nhân chính là do sử dụng thuốc trị tiểu đường. Insulin – hormone tiết ra từ tuyến tụy có vai trò điều hòa lượng glucose huyết. Tuy nhiên, quá nhiều insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý tăng liều.
Ngoài ra, một số lý do khác cũng gây hạ đường huyết, bao gồm:
Bỏ bữa hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá lớn.
Ăn không đủ lượng tinh bột cần thiết trong mỗi bữa ăn.
Tập thể dục cường độ cao, đặc biệt khi tập thể dục mà không ăn đủ lượng carbonhydrate để nạp năng lượng.
Uống rượu bia.
Đổ nhiều mồ hôi.
Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Có cảm giác đói.
Tim đập nhanh.
Ngứa ngáy ở ngón tay, chân hoặc đầu lưỡi, má.
Cơ thể run rẩy không rõ nguyên nhân.
Tâm trạng thất thường, cảm thấy lo lắng, ủ dột.
Đây là các triệu chứng ở giai đoạn nhẹ. Bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng nếu không muốn bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề sau:
Mắt mờ.
Lú lẫn, khó tập trung.
Tay chân vụng về, nói lắp bắp, đi đứng loạng choạng như khi say rượu.
Buồn ngủ.
Co giật.
Hôn mê hoặc ngất xỉu.
Ở vài trường hợp, người bệnh có thể bị hạ đường huyết đột ngột dù không có dấu hiệu cảnh báo. Do đó, các bác sĩ khuyên người mắc đái tháo đường nên tự đo đường huyết thường xuyên để đề phòng các vấn đề sức khỏe.
So với tăng đường huyết, hạ đường huyết nguy hiểm hơn nhiều do có thể đe dọa đến tính mạng. Các trường hợp hạ đường huyết đột ngột có thể xảy ra vào ban đêm nên người thân không phát hiện và xử trí kịp thời.
Do đường là nguồn năng lượng chủ yếu của não bộ và hệ thần kinh, các cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bị hạ glucose huyết trong thời gian dài. Ngoài ra, tình trạng này còn gây hôn mê, co giật và có thể dẫn đến tử vong. Ở người lớn tuổi, hạ đường huyết thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhận thức.
Hạ đường huyết đột ngột ít để lại biến chứng nghiêm trọng nếu biết xử trí đúng cách. Do đó, bạn nên trang bị đầy đủ kiến thức để kịp ứng phó trong những tình huống nguy cấp.
Với các trường hợp nhẹThông thường, bạn có thể tự xử trí hạ đường huyết tại nhà. Bác sĩ đưa ra các bước như sau:
Bước 1: Uống hoặc ăn đồ ngọt – 1 ly nước trái cây hoặc nước ngọt có ga (loại không dùng cho ăn kiêng), 1 muỗng cà phê đường hoặc 3 – 6 viên glucose.
Bước 3: Ăn bữa chính nếu đã đến giờ ăn (nên chứa tinh bột chuyển hóa chậm như gạo trắng, bánh mì,…). Hoặc bạn có thể ăn nhẹ bằng một lát bánh mì, vài chiếc bánh quy hoặc 1 ly sữa bò.
Bạn không cần đến sự trợ giúp của nhân viên y tế nếu đã cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn thường xuyên có các triệu chứng hạ đường huyết.
Nếu bị mất nhận thứcNgười nhà bệnh nhân nên tuân thủ quy trình sau:
Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm thẳng, không để bất cứ thứ gì trong miệng bệnh nhân để tránh bị nghẹn.
Bước 2: Gọi cấp cứu nếu không có sẵn bút tiêm glucagon, hoặc người nhà không biết cách dùng bút.
Bước 3: Dùng bút tiêm glucagon ngay lập tức nếu có sẵn.
Bước 4: Nếu bệnh nhân tỉnh sau 10 phút tiêm thuốc, chuyển qua bước 5. Nếu không, người nhà cần gọi cấp cứu.
Bước 5: Cho bệnh nhân ăn thức ăn có carbonhydrate sau khi đã tỉnh hoàn toàn.
Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đã từng bị hạ đường huyết nặng đến mức mất ý thức.
Nếu bệnh nhân bị co giậtBác sĩ đưa hướng dẫn như sau:
Đặt bệnh nhân nằm trên vật mềm, tránh xa các vật nguy hiểm như bếp,…
Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.
Sau khi ngưng co giật, cho bệnh nhân ăn nhẹ.
Bạn cần thông báo với nhân viên y tế nếu đã từng trải qua tình trạng co giật khi hạ đường huyết đột ngột.
Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiện Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.
Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…
Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:
Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
Bị chàm, dị ứng.
Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.
Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.
Tức hoặc đau ngực.
Thở khò khè.
Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.
Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:
Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.
Mức độ khó thở tăng lên.
Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.
Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.
Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…
Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…
Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.
Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.
Bệnh hen suyễn có lây không?Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.
Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…
Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:
Các loại nước cam, chanh đóng chai
Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.
Rượu, bia
Trái cây hay rau củ sấy khô
Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.
Những thực phẩm ngâm chua
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…
Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.
Muối
Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.
Thực phẩm có chứa sulfite
Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.
Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.
Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.
Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà 7-Dayslim đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
7-Dayslim
Hình Thang Là Gì? Tính Chất, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Tính Chu Vi Và Diện Tích Hình Thang
Trong hình học Euclide đã định nghĩa hình thang là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Hai cạnh song song này được gọi là hai cạnh đáy, hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên của hình thang.
Trong đó:
h là chiều cao hình thang
a: Độ dài đáy bé
b: Độ dài đáy lớn
Tứ giác có hai cạnh đối song song
Hình thang có một góc vuông được gọi hình thang vuông
Hình thang có hai góc kề một đáy thì gọi là hình thang cân
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau được gọi là hình thang cân
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau được gọi là hình thang cân
Tính chất về góc:
Tổng của hai góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 180°( hai góc đó nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song – 2 cạnh đáy)
Tính chất về cạnh:
– Một hình thang mà có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên của hình thang đó sẽ song song và bằng nhau.
– Ngược lại một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh đó sẽ bằng nhau và hai cạnh đáy của chúng sẽ bằng nhau.
Chu vi hình thang bằng tổng độ dài tất cả các cạnh của hình thang.
Trong đó:
P là ký hiệu chu vi
a,b,c,d là các cạnh của hình thang
Ví dụ: Tính chu vi của hình thang, biết đáy lớn bằng 12cm; đáy bé bằng 10 cm; hai cạnh bên lần lượt bằng 6cm và 7cm
Lời giải: Gọi hình thang cần tính chu vi là ABCD. Từ công thức tính chu vi hình thang, ta có:
Chu vi hình thang ABCD là P (ABCD) = 12 + 10 + 6 + 7= 35 cm
Có 2 cách tính diện tích hình thang, đó là:
– Diện tích hình thang bằng tích của tổng hai cạnh đáy với chiều cao chia hai.
– Diện tích hình thang bằng trung bình cộng hai cạnh đáy nhân với chiều cao.
Bài thơ sau giúp công thức tính diện tích hình thang trở nên dễ nhớ hơn:
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta đem cộng vào
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra
Ví dụ: Hãy tính diện tích hình thang sau biết độ dài đáy là 5cm và 9cm, chiều cao là 7cm.
Từ công thức tính diện tích hình thang, ta có:
S = [(5 + 9) x 7] : 2= 49 cm2 hoặc S = [(5+9) : 2] x 7 = cm2
Vậy diện tích của hình thang trên là 49cm2
Công thức tính chiều cao hình thang bằng diện tích hình thang nhân 2, chia cho tổng chiều dài 2 đáy.
Ví dụ: Một hình thang có diện tích bằng 40m2 và độ dài các cạnh đáy lần lượt bằng 4m, 6m. Từ đó tính chiều cao của hình thang đó.
Vận dụng công thức tính chiều cao hình thang, ta có:
h = (S x 2) : ( a +b) = ( 40 x 2) : ( 4+6) = 8 (m)
Vậy độ dài chiều cao hình thang đã cho là 8m.
Đường trung bình của hình thang được định nghĩa theo cách đơn giản đó chính là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang.
Đường trung bình của hình thang bằng tổng độ dài hai đáy chia hai
Ví dụ: Cho hình thang ABCD có AB bằng 5 cm và CD bằng 7 cm , trong đó I và K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Chứng minh IK là đường trung bình của hình thang ABCD và tính độ dài của EF.
Hình thang ABCD có I là trung điểm của AD, K là trung điểm của BC nên IK là đường trung bình của hình thang ABCD.
Áp dụng công thức đường trung bình của hình thang, ta có:
IK = ( AB + CD) : 2 = ( 5+7) : 2 = 6 cm.
Vậy IK là đường trung bình của hình thang ABCD và có độ dài bằng 6cm
Nếu một đường thẳng song song với hai đáy và cắt hai cạnh bên của hình thang thì nó định ra trên hai cạnh bên đó những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Advertisement
Cho hình thang ABCD, biết rằng điểm E thuộc cạnh AD và F thuộc cạnh BC
Nếu EF
Ngược lại, nếu: AE/DE = BF/CF → EF
Ví dụ: Cho hình thang ABCD ( AB
Theo đề bài, hình thang ABCD có AB
Dựa vào định lý Talet trong hình thang ABCD ta có,
AMAD = BN BC BN = AM.BCAD= 3.62= 9cm
Vậy nên độ dài đoạn BN là 9 cm.
Lời giải
Hình thang ABCD có AB//CD nên ta có:
*) ∠A + ∠D = 180°
⇔ 60° + ∠D = 180°
⇔ ∠D = 180° – 60° = 120°.
Vậy ta có ∠D = 120°.
*) ∠B + ∠C = 180°
⇔ ∠B + 100° = 180°
⇔ ∠B = 180° – 100° = 80°.
Vậy ta có ∠B = 80°.
Lời giải:
Diện tích hình thang ABCD là
3 x((3 + 5)/2) = 12 (cm2)
Đáp số: 12 cm2
Lời giải:
Chu vi hình thang ABCD là:
P = AB + BC + CD + AD = 3 + 4 + 5 + 3 = 15(cm)
Cập nhật thông tin chi tiết về Gãy Xương: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Trí Sao Cho Hợp Lí? trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!