Bạn đang xem bài viết Một Số Bệnh Viện Chữa Hen Suyễn Trên Cả Nước được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Hen suyễn là gì?Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh viêm mạn tính niêm mạc phế quản. Bệnh làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến tình trạng co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Việc dùng thuốc giãn phế quản có thể điều trị sự co thắc phế quản không cố định. Hoặc tình trạng này cũng có thể hồi phục tự nhiên.
Trên lâm sàng, hen suyễn có các triệu chứng như thở khò khè, nặng ngực, khó thở và ho. Bệnh theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm).1
Hen suyễn là bệnh ảnh hưởng tới phổi. Ở trẻ em, hen phế quản là một trong những bệnh kéo dài phổ biến. Mặt khác, người lớn vẫn có thể mắc hen phế quản.2
2. Kế hoạch điều trị hen suyễn2Kiểm soát bệnh suyễn và tránh cơn suyễn bằng cách uống thuốc đúng theo hướng dẫn và chỉnh định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa những yếu tố nguy cơ có thể làm bùng phát cơn hen.
Thuốc hen suyễn có thể được điều chế dưới dạng bình hít, xịt hoặc dưới dạng viên uống. Thuốc hen phế quản có các loại sau:
Nhóm thuốc có tác dụng nhanh (quick-relief): kiểm soát triệu chứng của cơn suyễn.
Nhóm thuốc kiểm soát dài hạn: giảm tần suất và mức độ của cơn suyễn nhưng nhưng không giúp cắt cơn.
Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên được lập một kế hoạch điều trị bệnh suyễn của riêng mình. Sau khi đã lập xong kế hoạch điều trị, người bệnh có thể đưa cho một người thân của mình về kế hoạch này. Điều này là để họ hiểu rõ và có thể hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn nên dùng thuốc kiểm soát hen lâu dài, kể cả khi không còn triệu chứng của bệnh.
Hiện tại, người bệnh hen suyễn có thể thăm khám và điều trị bệnh tại các chuyên khoa hô hấp, tai – mũi – họng trong các bệnh viện, phòng khám trên cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn của quá trình điều trị, bạn nên chọn những đơn vị uy tín.
Bạn đọc có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá sự uy tín của các đơn vị như sau:
1. Đội ngũ y bác sĩCác y bác sĩ sẽ là người trực tiếp thăm khám và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân hen suyễn. Do đó, khi có nhu cầu thăm khám bệnh này, bạn nên chọn những cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ với kiến thức chuyên môn cao kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhất là trong lĩnh vực hô hấp, hen suyễn.
2. Trang thiết bị, máy mócNên chọn các phòng khám, bệnh viện chữa hen suyễn trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc y tế này cũng nên được đầu tư loại tiên tiến, hiện đại. Điều này sẽ giúp quá trình chẩn đoán, thăm khám diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Một số loại máy móc phục vụ cho quá trình thăm khám hen suyễn có thể kể đến như:
Máy nội soi phế quản.
Máy chụp cắt lớp vi tính.
Máy siêu âm thế hệ mới.
Máy chụp X-quang.
…
3. Cơ sở hạ tầngBạn đọc và gia đình có nhu cầu thăm khám hen suyễn cần chọn những cơ sở được đầu tư chất lượng với quy mô khang trang, mang lại cảm giác an tâm và thoải mái cho bệnh nhân đến thăm khám tại cơ sở này.
4. Dịch vụ đa dạngĐể tiết kiệm thời gian, công sức cho mỗi đợt thăm khám, người bệnh hen suyễn nên chọn những đơn vị thực hiện đa dạng các dịch vụ khám chữa hen suyễn. Đảm bảo kết quả chính xác, chất lượng phục vụ cho người bệnh tốt nhất, mang lại hiệu quả điều trị với chi phí hợp lý.
Chẩn đoán, điều trị hen, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Nội soi phế quản.
Khám chuyên sâu phổi – hô hấp.
Chẩn đoán hình ảnh.
Phát hiện, điều trị ung thư phổi.
5. Thương hiệu cơ sởThương hiệu cũng là một yêu tố cần được quan tâm khi thăm khám, điều trị hen suyễn. Cần lựa chọn các địa chỉ thăm khám có giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế hoặc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các địa chỉ nhận được sự đánh giá cao, tin tưởng từ người bệnh.
Khu vực Tên cơ sở Địa chỉ
Miền Bắc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng/ Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội Số 1, đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội Số 01, đường Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Quân Y 103 Số 261, đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội.
Miền Trung Bệnh viện Đà Nẵng Số 124 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bệnh viện 199 – Bộ Công An Số 216 Nguyễn Công Trứ, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Miền Nam Bệnh viện Nhi Đồng I Số 341, đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TP.HCM.
Bệnh viện Y khoa Phạm Ngọc Thạch Số 120, đường Hồng Bàng, phường 12, quận 5, TP.HCM.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.
Phòng khám Chuyên khoa Phổi Sài Gòn Số 20 – 22, đường Dương Quang Trung, phường 12, quận 10, TP.HCM.
Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiện Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.
Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…
Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:
Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
Bị chàm, dị ứng.
Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.
Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.
Tức hoặc đau ngực.
Thở khò khè.
Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.
Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:
Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.
Mức độ khó thở tăng lên.
Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.
Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.
Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…
Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…
Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.
Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.
Bệnh hen suyễn có lây không?Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.
Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…
Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:
Các loại nước cam, chanh đóng chai
Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.
Rượu, bia
Trái cây hay rau củ sấy khô
Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.
Những thực phẩm ngâm chua
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…
Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.
Muối
Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.
Thực phẩm có chứa sulfite
Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.
Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.
Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.
Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà 7-Dayslim đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
7-Dayslim
Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Tiền thân của bệnh viện Từ Dũ là một khu chuyên khoa của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay, ra đời vào năm 1923. Đến năm 1944, bệnh viện đổi tên thành Việt Nam Bảo sanh viện. Năm 1948, đổi tên thành Bảo sanh viện Từ Dũ cho đến ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn.
Ngày 8/4/2004, bệnh viện được đổi thành bệnh viện Từ Dũ cho đến ngày nay.
Hiện nay, bệnh viện Từ Dũ được biết đến như một bệnh viện chuyên khoa về phụ sản và hiếm muộn hàng đầu. Đồng thời là trung tâm phụ khoa lớn nhất khu vực phía Nam. Bệnh viện gồm 7 khoa phòng chức năng, 16 khoa lâm sàng và 6 khoa cận lâm sàng.
Bệnh viện Từ Dũ cũng là nơi đầu tiên triển khai thành công các thành tựu mới trong lĩnh vực y khoa:
Triển khai siêu âm trong sản phụ khoa, mổ nội soi phụ khoa (năm 1990).
Thành lập khoa phục hồi chức năng trẻ sơ sinh (năm 1996).
Triển khai thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (năm 1997).
Nuôi sống trẻ sơ sinh cực non bằng phương pháp Kangaroo, di truyền,…
Bệnh viện có 5 cổng gồm 1 cổng nội bộ chỉ dành cho nhân viên bệnh viện (đường Lương Hữu Khánh), 4 cổng ở 3 địa chỉ, mỗi địa chỉ có giờ hoạt động riêng, cụ thể như sau:
Điện thoại liên hệ đặt khám: 19002125 (nên liên hệ trước khi tới khám).
1. Khu A – B – C – D – E (cổng 284 Cống Quỳnh) 2. Sơ đồ khu M – M1 (cổng 227 Cống Quỳnh) 3. Sơ đồ khu G – H – L – Làng Hòa Bình (cổng 284 Cống Quỳnh) 1. Có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT)Đối với bệnh nhân ngoại trú
Địa điểm: Khu M – Khu khám bệnh số 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
A – Bệnh nhân mới
2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân + bản chính giấy chuyển viện.
3. Bệnh nhân nhận tờ khai thông tin cá nhân và nhận bộ giấy duyệt Bảo hiểm y tế.
B – Bệnh nhân tái khám
2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và bản chính giấy hẹn khám bệnh theo diện Bảo hiểm y tế.
6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và mang trở lại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.
C – Bệnh nhân chuyển tuyến
2. Xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng + bản chính Chứng minh nhân dân và Giấy chuyển tuyến (bản chính).
6. Bệnh nhân chờ nhận kết quả thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và mang trở tại phòng khám để bác sĩ đọc kết quả và tư vấn hướng điều trị.
D – Bệnh nhân chuyển viện cấp cứu
1. Bệnh nhân nhập Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Từ Dũ từ bất kỳ đơn vị khám, chữa bệnh (KCB) nào chuyển đến, đều được tiếp nhận và chăm sóc, điều trị chu đáo.
2. Thân nhân đi cùng trình thẻ Bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng + Giấy chuyển tuyến của người bệnh để làm thủ tục nhập viện theo quy định.
3. Bộ phận tiếp nhận thuộc Khoa cấp cứu Chống độc – Bệnh viện Từ Dũ kiểm tra thẻ BHYT về quy trình thông tuyến theo quy định của BHYT trước nhập viện.
E – Bệnh nhân nhập viện theo chỉ định của Phòng Hội chẩn
1. Bệnh nhân được nhân viên Phòng Hội chẩn mang hồ sơ bệnh án và hướng dẫn đến khoa điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
2. Bệnh nhân trình thẻ BHYT tại Phòng trực của khoa điều trị (theo chỉ định của bác sĩ) để thực hiện các thủ tục và nhập viện theo quy định.
2. Không có thẻ BHYTQuy trình đăng ký khám chữa bệnh như trên nhưng bệnh nhân không cần xuất trình thẻ BHYT khi thanh toán tại quầy thu ngân.
1. Khám thai 2. Khám hiếm muộn Bảng giá khám và dịch vụ sinh tại bệnh viện Từ Dũ (cập nhật 05/2023)1 2Dịch vụ Giá BHYT Khám dịch vụ Khám hẹn giờ Khám VIP
Khám chuyên khoa 38.700 150.000 300.000 500.000
Khám phụ khoa 38.700 150.000 300.000 500.000
Khám thai 38.700 150.000 300.000 500.000
Sinh thường3Dịch vụ Giá
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm 3.206.000
Foceps 4.252.000
Giác hút 4.252.000
Đỡ đẻ ngôi ngược 4.002.000
Đỡ đẻ sinh đôi trở lên 4.727.000
Sinh mổ4Dịch vụ Giá
Phẫu thuật lấy thai lần đầu 5.582.000
Lần thứ 2 trở lên 6.695.000
Với những chia sẻ trên, YouMed hy vong có thể mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và giải đáp được phần nào thắc mắc khi đi khám chữa bệnh tại Từ Dũ.
6 Bài Tập Hít Thở Không Nên Bỏ Qua Dành Cho Người Bệnh Hen Suyễn Nặng
Bệnh hen suyễn khiến đường thở của bệnh nhân bị thu hẹp, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình hít thở tự nhiên của người bệnh.
Cơ hoành là phần cơ nằm dưới phổi hình vòm, thở cơ hoành còn có tên gọi khác là thở bụng. Với bài tập này sẽ giúp bạn tăng cường chức năng cơ hoành, làm nhịp thở chậm hơn từ đó giảm nhu cầu oxy của cơ thể mà vẫn khỏe mạnh.
Cách thực hiện
Bước 1 Trước tiên, các bạn ngồi hoặc nằm trên một nơi bằng phẳng
Bước 2 Tiếp theo, các bạn đặt một cánh tay lên ngực và một tay lên phần bụng, sau đó lấy hơi hít vào và thở ra từ từ bằng mũi
Bước 3 Cuối cùng, môi các bạn mím chặt rồi thở ra từ từ, cùng lúc đó các bạn giữ cho phần cổ và phần vai được thoải mái, thư giãn.
Các bạn thực hiện bài tập hít thở bằng cơ hoành trong khoảng thời gian từ 3-5 phút cho mỗi lần tập.
Nhiều người có thói quen thở bằng miệng, nhưng việc này sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Do đó, các bài tập hít thở bằng mũi sẽ cực kì tốt cho người mắc bệnh hen suyễn nặng. Khi tập hít thở bằng mũi sẽ giúp cho không khí khi đưa vào phổi sẽ được ấm và ẩm hơn, từ đó giúp làm giảm nghiêm trọng cho những triệu chứng của hen suyễn.
Điều bạn cần làm là tập hít vào thở ra đều đặn sao cho thoải mái nhất.
Phương pháp Papworth sẽ giúp các bạn thở đều và chậm từ cơ hoành qua mũi.
Đồng thời, bạn sẽ biết cách để kiểm soát tránh căng thẳng, không làm ảnh hưởng đến hơi thở của mình.
Cách thực hiện
Bước 1 Các bạn chọn một vị trí yên tĩnh, thoải mái sẽ tốt hơn, sau đó ngồi với tư thế hoa sen.
Bước 2 Các bạn từ từ hít vào sau đó đếm từ 1-4 và từ từ thở ra bằng mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý lắng nghe hơi thở và nhịp độ lên xuống của mình đều đặn.
Phương pháp thở Buteyko được phát minh lần đầu vào năm 1950 do bác sĩ người Ukraine tên Konstantin Buteyko.
Phương pháp này sẽ giúp bạn giữ cho không khí ẩm và ấm, thở chậm và sâu hơn, từ đó sẽ giúp làm giảm bệnh hen suyễn hiệu quả.
Cách thực hiện
Bước 1 Các bạn chọn một không gian sạch sẽ, thoải mái sau đó ngồi thẳng lưng
Bước 2 Các bạn sẽ hít thở bằng mũi trong vòng 30s với tốc độ thật tự nhiên
Bước 3 Sau đó, các bạn sử dụng hai ngón tay của mình bịt kín mũivà miệng thì khép lại đến khi các bạn không thể chịu được nữa thì buông tay ra khỏi mũi, và tiếp tục hít thở sâu bằng mũi.
Bài tập hít thở mím môi sẽ giúp nhịp thở của bạn chậm hơn và từ đó những hơi thở khi bạn hít vào, thở ra sẽ được đảm bảo và hiệu quả hơn, khắc phục việc khó thở ở người hen suyễn.
Cách thực hiện
Bước 1 Các bạn nên ngồi ở một nơi thật thoải mái
Bước 2 Sau đó, các bạn hãy thử mím môi vào những lúc bạn không cảm thấy khó chịu, hít vào thật chậm rãi bằng mũi và ngậm miệng lại.
Bước 3 Sau đó, các bạn sẽ thở ra một hơi dài (sẽ giống như bạn đang thổi bong bóng hoặc là huýt sáo).
Với bài tập hít thở trong Yoga nếu bạn áp dụng đúng sẽ kiểm soát bệnh hen suyễn rất tốt. Và nguyên tắc của bài tập hít thở trong Yoga sẽ gồm có 3 cách là thở bằng bụng, thở ngực và thở kết hợp giữ bụng với ngực.
Thở bằng ngực, cách thực hiện:
Bước 1 Các bạn chọn một vị trí ngồi thoải mái
Bước 2 Kế tiếp, các bạn hít một hơi thật sâu bằng ngực
Bước 3 Cuối cùng, các bạn hãy thở ra thật chậm rãi.
Thở kết hợp giữa ngực và bụng, cách thực hiện:
Bước 1 Hãy tìm một nơi thật thoải mái và ngồi
Bước 2 Kế tiếp, các bạn hít thật nhẹ nhàng để không khí sẽ lấp đầy khoang ngực và bụng của bạn
Bước 3 Các bạn sẽ nín thở trong khoảng thời gian 5 giây và sau đó sẽ thở ra thật chậm.
Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
7-Dayslim
Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội hay còn gọi là Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia được thành lập năm 1939 với tiền thân là Ban nha khoa Bệnh viện Phú Doãn – cơ sở nha khoa đầu tiên của 3 nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là nơi tiếp nhận, thăm khám và điều trị tuyến sau cùng về chuyên khoa Răng Hàm Mặt đồng thời là cơ sở chuyên tổ chức đào tạo cán bộ Rằng Hàm Mặt ở các bậc đại học, sau đại học. Ngoài ra, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội còn là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội luôn chú trọng vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh. Bệnh viện được trang bị các thiệt bị y tế tiên tiến phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Máy chụp toàn cảnh (Panorama) và đo sọ chất lượng cao;
Hệ thống X – quang tổng quát Toshiba chuyên chụp phim sọ và mặt;
Máy CT Scanner; chụp X – quang răng kỹ thuật số;
Phòng phẫu thuật và giường hồi sức hiện đại;
Phòng mổ được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến;
Hệ thống nội soi răng hàm,…
Bên cạnh đó, bệnh viện còn là nơi làm việc của đội ngũ y – bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao được phân vào các chuyên khoa khác nhau phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
14 khoa Lâm sàng:
Nắn chỉnh răng;
Điều trị theo yêu cầu; Điều trị nội nha;
Phục hình răng; Cấy ghép răng Implant;
Phẫu thuật trong miệng;
Chấn thương và Chỉnh hình hàm mặt;
Phẫu thuật và tạo hình hàm mặt;
Khám tổng hợp; Điều trị tổng hợp;
Điều trị răng miệng người cao tuổi;
Gây mê hồi sức; Răng trẻ em.
8 khoa Cận lâm sàng:
Dược; Dinh dưỡng;
Chẩn đoán hình ảnh;
Giải phẫu bệnh;
Xét nghiệm sinh hoá – huyết học;
Chống nhiễm khuẩn;
Labo phục hình răng;
Labo nghiên cứu Fluor và vật liệu nha khoa.
Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
SĐT liên hệ: (024) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 17h00.
Thứ 7, Chủ nhật: Khám dịch vụ: 8h00 – 12h00.
Khi đến bệnh viện, di chuyển đến quầy tiếp đón để đăng ký khám bệnh, làm các thủ tục hành chính, đồng thời nhận số thứ tự khám bệnh.
Sau khi nhận số thứ tự, đi đến phòng khám chuyên khoa được chỉ định và đợi đến số thứ tự vào khám.
Khi được gọi vào khám, di chuyển vào phòng khám để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).
Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, đi đến quầy thu ngân để thanh toán chi phí.
Sau khi thanh toán xong, đến khu vực làm xét nghiệm và phối hợp với kỹ thuật viên chụp X – Quang tổng quát, chụp X – quang răng, nội soi răng miệng,…
Đợi nhận kết quả chẩn đoán hình ảnh sau đó mang kết quả quay lại phòng khám ban đầu để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoá, đưa ra phác đồ điều trị và hẹn lịch tái khám (nếu cần thiết).
Đối với trường hợp nhổ răng hoặc tiểu phẫu,bạn đến quầy thu ngân để đóng thêm các chi phí xét nghiệm máu sau đó di chuyển đến khu vực thực hiện xét nghiệm máu.
*Lưu ý: Bảng giá sau chi mang tính chất tham khảo, để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.
STT
TÊN DỊCH VỤ
CHI PHÍ
1.
Lấy cao răng và đánh bóng hai hàm
134.000đ
2.
Lấy cao răng và đánh bóng một vùng hoặc một hàm
77.000đ
3.
Nạo túi lợi 1 sextant
74.000đ
4.
Chụp tuỷ bằng MTA
265.000đ
5.
Chụp tuỷ bằng Hydroxit canxi
265.000đ
6.
Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Amalgam có sử dụng Laser
247.000đ
7.
Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite có sử dụng Laser
247.000đ
8.
Phục hồi cổ răng bằng Composite
337.000đ
9.
Phục hồi cổ răng bằng GlassIonomer Cement (GIC) có sử dụng Laser
337.000đ
10.
Phẫu thuật nhổ răng lạc chỗ
337.000đ
11.
Phẫu thuật nhổ răng ngầm
337.000đ
Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải Trung Ương
Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương hay còn gọi là Bệnh viện Giao thông vận tải Hà Nội được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I năm 2006. Đây là thành quả của quá trình không ngừng nỗ lực xây dựng và cống hiến của toàn thể đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương còn là đơn vị y tế đầu tiên được lập thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nhiệm vụ chính của Bệnh viện Giao thông vận tải là bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho các cán bộ, công nhân viên chức của ngành Giao thông vận tải và người dân trên địa bàn TP. Hà Nội. Bệnh viện còn chuyên tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nặng từ tuyến dưới.
Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương luôn đề cao và chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Năm 2023, bệnh viện đã khánh thành toà nhà nghiệp vụ kĩ thuật với quy mô 7 tầng và hệ thống hạ tầng đồng bộ. Bên cạnh đó, bệnh viện còn tập trung nhân lực phát triển các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại trong chần đoán và đầu tư nâng cấp các trang thiết bị y tế hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị.
Máy chụp cắt lớp tỷ trọng;
Máy siêu âm Doppler tim mạch màu 4 chiều; siêu âm sản khoa màu ba chiều;
Hệ thống máy chụp X quang số hoá DR;
Máy tán sỏi ngoài cơ thể;
Máy nội soi ổ bụng; nội soi tai mũi họng;
viêm gan, HIV;
Hệ thống xét nghiệm Elliza xét nghiệm, HIV;
Máy mổ đục thủy tinh thể Phaco;
Máy thở nhân tạo; chạy thận nhân tạo,…
Ngoài ra, Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương còn được chia thành nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm tối ưu hoá chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Khối Lâm sàng:
Hồi sức cấp cứu; Gây mê hồi sức;
Chấn thương chỉnh hình;
Thận tiết niệu – Nhân tạo;
Ngoại sản; Nội;
Tai Mũi Họng; Mắt; Răng Hàm Mặt;
Y học cổ truyền;
Khám chữa bệnh tự nguyện.
Phòng khám Sức khỏe đi nước ngoài.
Phẫu thuật thẩm mỹ.
Khối Cận lâm sàng:
Dược;
Xét nghiệm;
Thăm dò chức năng;
Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Địa chỉ: Ngõ 84 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
SĐT liên hệ: 096 773 1616.
Thời gian làm việc:
Khám thường, khám BHYT:
Thứ 2 – Thứ 6: 6h30 – 18h00
Khám dịch vụ
Thứ 2 – Chủ nhật: 6h30 – 18h00
Di chuyển đến quầy Tiếp đón để đăng ký khám bệnh và đóng lệ phí khám, chữa bệnh. Trường hợp những bệnh nhân có Bảo hiểm y tế, xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế và chứng minh thư (hộ chiếu, bằng lái xe có ảnh nhận diện) với các nhân viên y tế của bệnh viện.
Sau đó, đi đến phòng khám tương ứng và đợi đến lượt khám.
Khi đến lượt khám, vào thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng nếu cần thiết.
Trường hợp được chỉ định cận lâm sàng, đi đến quầy để đóng viện phí cho các chỉ định cận lâm sàng tương ứng.
Sau đó, di chuyển đến các khoa Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Kiểm soát nhiễm khuẩn,… để thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết và đợi lấy kết quả.
Khi đã có kết quả, đem kết quả quay trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ đưa ra kết luận và kê đơn thuốc.
Cuối cùng, đến quầy thuốc bệnh viện mua thuốc và ra về.
STT
DỊCH VỤ
CHI PHÍ
1.
Đặt catheter động mạch
1.354.000đ
2.
Hồi phục nhịp xoang cho người bệnh loạn nhịp bằng máy sốc điện
430.000đ
3.
Chọc hút dịch màng ngoài tim dưới siêu âm
234.000đ
4.
Đặt ống nội khí quản có cửa hút trên bóng chèn (Hi-low EVAC)
555.000đ
5.
Mở khí quản qua da một thì cấp cứu ngạt thở
704.000đ
6.
Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp
203.000đ
7.
Chọc hút dịch – khí màng phổi bằng kim hay catheter
136.000đ
8.
Gây dính màng phổi bằng povidone iodine bơm qua ống dẫn lưu màng phổi
183.000đ
9.
Nội soi phế quản sinh thiết xuyên thành ở người bệnh thở máy
2.191.000đ
10.
Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín
576.000đ
*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cho việc khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. YouMed hy vọng thông qua bài viết này có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức khi đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.
Dược sĩ: Quan Bảo Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Bệnh Viện Chữa Hen Suyễn Trên Cả Nước trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!