Bạn đang xem bài viết Ngôi Chùa Linh Thiêng Nổi Tiếng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương là địa điểm tâm linh quen thuộc đối với du khách lẫn người dân địa phương. Lễ hội rước kiệu Bà còn mang đến một nét văn hóa rất đặc trưng và là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bình Dương.
Chùa Bà Thiên Hậu Bình DươngChùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Bình Dương không chỉ bởi sự linh thiêng, mà còn mang đến một lễ hội đặc sắc, độc đáo bậc nhất. Ban đầu, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương chỉ được tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa sinh sống nơi đây. Nhưng về sau những câu chuyện linh thiêng về bà Thiên Hậu ngày một lan rộng, người dân địa phương và các khu vực lân cận cũng đã thờ phụng vị thần này. Từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, chùa Bà Thiên Hậu và lễ hội cùng tên là điểm đến, trở thành lễ hội lớn bậc nhất của người dân Nam Bộ.
Chính xác không biết chùa được xây dựng từ năm nào, chỉ biết năm 1923, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí như ngày nay. Chùa mang những đặc trưng của lối kiến trúc người Hoa như: lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, những cây nhang vòng, những lồng đèn có viết chữ Hán và những màu sơn vàng đỏ sặc sở được trưng bày trong miếu.
Chùa Bà Bình Dương cầu gì ?Cứ mỗi dịp tết đến cho đến hết rằm thàng riêng, chùa Bà Thiên Hậu thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến để cầu lộc cầu tài, sức khỏe, may mắn… Không chỉ vậy, rất đông các nam thanh nữ tú đến Chùa Bà Thiên Hậu xin lộc cầu duyên. Tất cả tin rằng, với sự đức độ, phẩm hạnh cao quý và lòng bác ái bao la của Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà sẽ chấp nhận mọi thỉnh cầu của những người thành tâm.
Lễ hội chùa Bà Bình DươngLễ hội chùa Bà lớn hằng năm được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch tại miếu Bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung”. Sáng 14 tháng Giêng (AL) lễ bắt đầu, lễ diễn ra đơn giản trong vòng 15 hay 20 phút, sau đó là bá tánh vào lễ. Trong dịp lễ này thường có tục “Thỉnh Lộc Bà”. Lộc là những cây nhang lớn và những cái đèn lồng phất giấy. Việc thỉnh lộc bằng đèn, nhang có ý nghĩa là mang ánh sáng vào hương thơm, tượng trưng cho sự hanh thông, sáng sủa và danh giá cùng những may mắn cho gia đình.
Ngày 15, lễ rước kiệu Bà được tổ chức theo lối cổ truyền: kiệu Bà được rước đi xung quanh trung tâm TP. Thủ Dầu Một cùng đội múa lân, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu lộc cho năm mới tại chùa và trước nhà mình nơi đoàn rước kiệu Bà đi qua.
Ngoài ra, ngày lễ thuần túy diễn ra ngày 25 tháng 3, là ngày vía bà. Ngày ấy chỉ có cúng lễ tế, lễ bái mà không có cuộc rước lễ, diễu hành.
Có thể nói, lễ hội chùa Bà Thiên Hậu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, là lễ hội đầu xuân của mọi người, mọi nhà. Hằng năm, lễ hội thu hút hàng trăm ngàn du khách thập phương đến chiêm bái, dâng hương, cao điểm là khuya ngày 14 và sáng ngày Rằm tháng Giêng.
Chùa Bà Bình Dương ở đâu ?5
/
5
(
1
bình chọn
)
Chùa Phật Học – Ngôi Chùa Linh Thiêng Ở Cần Thơ
Chùa Phật Học là một ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo đại thừa ở Cần Thơ. Ngôi chùa nổi tiếng cho vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật giáo lại đây tu hành và cầu nguyện. Có thể nói ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố Tây Đô này là nơi thanh tịnh, uy nghiêm để tránh xa cuộc sống xô bồ, tấp nập của thời hiện đại. Đến đây quý Phật tử sẽ trút bỏ những lo toang, buồn phiền trong cuộc sống, thành tâm hướng Phật cầu bình an cho gia đình và người thân.
Tượng Phật Thích Ca trong chùa Phật Học Cần Thơ
Clip viếng chùa Phật Học Lịch sử hình thành chùa Phật Học Cần Thơ
Năm 1951: Ngôi chùa có lịch sử lâu đời này được xây dựng bởi Hội Phật Học Nam Việt ở Cần Thơ xây dựng. Lúc ban đầu, chùa chỉ có 3 tầng và có kiến trúc khá đơn giản.
Năm 1965: Hòa thượng Thích Thiện Phước giữ chức trụ trì tại chùa Phật Học và người cũng là vị trụ trì lâu nhất ở ngôi chùa này. Người đã có đóng góp rất nhiều cho chùa
Năm 1993: Vị Hòa Thượng Thích Thiện Phước đã viên tịch. Đại đức Thích Minh Thông lên thay thế chức vụ trụ trì và cai quản ngôi chùa.
Giai đoạn 2012-2014: chùa được trùng tu xây dựng và nâng cấp lên thành 5 tầng với kiến trúc rất uy nghi tại Cần Thơ.
Toàn cảnh chùa ở Cần Thơ
Kiến trúc độc đáo của chùa Phật Học
Chùa Phật Học có kiến trúc Phật giáo và hiện đại giống như nhiều ngôi chùa khác tại miền Tây. Điều đặc biệt ở đây là ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa tháp với 5 tầng. Chùa có chánh điện lớn và được bao bọc bởi nhiều hàng cây xanh mát xung quanh.
Tượng Phật A Di Đà và 2 vị bồ tát
Phía trước chùa là một cổng tam quan nhỏ vẫn giữ được nét ngày xưa. Canh giữ trước cổng là 2 ông Phong thần và Lôi thần bảo hộ chùa. Bên phải của cổng tam quan là tượng của 3 vị Phật A Di Đà, Phật Dược Sư và Phật Thích Ca Mâu Ni. Cạnh các tản đá gần tượng có đề Chú Đại Bi cũng như nhiều bài học cho con người trong Phật giáo.
Thần canh giữ chùa
Chùa phật Học thờ ai?
Tầng 1: Đây là khuôn viên chùa để đón tiếp quý Phật tử thập phương đến cúng bái và cầu nguyện. Bên trong còn có không gian cho nhà bếp và khu bán Kinh Phật cho khách.
Tầng 2: Không gian trang nghiêm thờ Dược Sư Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Tầng 3: Chánh điện ở tầng 3 chỉ được mở cửa vào dịp lễ đặc việt và là nơi thờ tượng Bồ Tát với họa tiết của những con rồng xung quanh
Tầng 4: Thờ Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Tầng 5: Nơi thờ Tây Phương Tam Thánh. Tượng Đức Phật A Di Đà nằm ở chính giữa. Tháp tùng phía bên trái là Quán Thế Âm Bồ Tát. Tháp tùng phía bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí.
Tây Phương Tam Thánh
Tượng Bồ Tát trong chùa
Những lễ hội tổ chức ở chùa Phật Học
Chùa thường tổ chức các lễ hội lớn trong năm như Lễ Phật Đảng, Lễ Vu Lan thu hút rất nhiều Phật tử về đây hành hương.
Phật tử hành hương về chùa ngày lễ
Đúng như tên gọi của mình, chùa còn là nơi cho các thiện nam tín nữ về đây chuyên tâm tu tập Phật pháp. Đặc biệt, chùa Phật học ở Cần Thơ còn thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện miễn phí cho người nghèo và tặng quà cho các trẻ em ở vùng sâu vùng xa. Vào các kì thi đại học hàng năm, chùa còn là nơi phát những suất cơm miễn phí cho học sinh.
Tu tập tại chùa
Địa chỉ chùa Phật HọcChùa Phật Học tọa lạc tại số 11, đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tuy nằm tại vị trí mặt tiền của trung tâm Cần Thơ ồn ào, náo nhiệt nhưng khi bước vào bên trong chùa, chúng ta như lạc vào một thế giới thanh tịnh đến lạ thường.
Gợi ý tour du lịch Cần Thơ giá rẻLiên hệ tư vấn – đặt tour Cần Thơ
Hotline: 0939729609
Email: [email protected]
Đăng bởi: Nguyễn Bình Minh
Từ khoá: Chùa Phật Học – Ngôi chùa linh thiêng ở Cần Thơ
Top Các Ngôi Chùa Phú Quốc Nổi Tiếng Tâm Linh
1. Đôi nét về chùa Phú Quốc
Phú Quốc từ lâu đã trở thành địa điểm check-in vô cùng hot-hit với các khách du lịch trong và ngoài nước. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của đảo ngọc, mà còn được vui chơi với vô vàn những hoạt động náo nhiệt.
2. Top những ngôi chùa Phú Quốc nổi tiếng 2.1. Chùa bà Phú QuốcNhắc đến các ngôi chùa Phú Quốc nổi tiếng thì không thể bỏ qua chùa bà hay còn gọi là dinh bà Thủy Long Thánh Mẫu. Chùa bà này thờ vị thần Thủy Long Thánh Mẫu – người có công tìm ra đảo ngọc Phú Quốc. Đến tham quan chùa, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ kính mà còn sẽ được nghe kể về câu chuyện của bà Thủy Long Thánh Mẫu.
Chùa bà mang một kiến trúc khá cổ kính nhưng cũng không kém phần độc đáo. Cổng chùa cao lớn được lợp ngói đỏ toát lên vẻ trang nghiêm cho ngôi chùa, bên trong là những cây cột lớn được chạm khắc hình rồng phượng mang lại sự uy quyền, bắt mắt cho ngôi chùa.
Đặc biệt, với các du khách Phú Quốc tháng giêng sẽ được tham gia rất nhiều lễ cúng hay các lễ hội vô cùng phong phú. Ngoài ra, chùa Phú Quốc này còn nổi tiếng về sự tâm linh của nó nên có rất nhiều du khách lựa chọn đến để cầu bình an cho bản thân và gia đình.
Địa chỉ: 44 Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.2. Chùa Sư Muôn Phú Quốc
Hùng Long Tự là tên gọi khác của chùa Sư Muôn, nằm ngay bên sườn núi Điện Tiên, có view hướng biển vô cùng đắc địa. Ngồi chùa Phú Quốc này mang đậm nét kiến trúc Việt với hình ảnh tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi nhẹ nhàng trên bông hoa sen ngay hồ giữa sân chùa.
Hình ảnh ấy không cần phải mô tả quá nhiều nhưng nó vẫn đủ để toát lên một vẻ đẹp thuần khiết nơi cửa Phật. Không gian xung quanh chùa bao phủ một màu xanh của những cây cổ thụ già tuổi. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bầu không khí xanh cùng cây kơ nia già với 200 năm tuổi đời. Hứa hẹn đây sẽ là một điểm đến tâm linh dành cho du khách đó.
Địa chỉ: Ấp Suối Đá, Xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
2.3. Đền thờ Nguyễn Trung TrựcNguyễn Trung Trực được biết đến là một vị tướng đã lãnh đạo nhân dân trong công cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở khu vực miền Nam. Nơi ông chọn ngã xuống để cứu lấy nhân dân chính là đảo ngọc Phú Quốc. Chính vì sự hy sinh dũng cảm ấy, người dân nơi đây đã lập một đền thờ để chôn cất và tưởng nhớ đến ông.
Ngôi đền gồm có 3 phần là chánh điện, đông lang và tây lang. Bên trong đền thờ là những vật được chạm khắc vô cùng tinh xảo và bắt mắt. Để có được một ngôi đền khang trang, lộng lẫy như hôm nay thì đền thờ Nguyễn Trung Trực đã trải qua rất nhiều trùng tu, sửa chữa. Đây xứng đáng là một trong những ngôi chùa ở Phú Quốc đáng để tham quan.
Địa chỉ: Xã Gành Dầu, phía Bắc đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.4. Chùa Hộ Quốc Phú QuốcSẽ không quá lời nếu nói đây là ngôi chùa “khủng” nhất Phú Quốc khi cả diện tích và chi phí xây dựng đều là những con số khổng lồ. Chùa có diện tích lên đến 110 héc-ta và chi phí xây dựng chùa Phú Quốc này khoảng hơn 100 tỷ đồng. View chùa vô cùng đắc địa, khi trước mặt là bãi biển xanh ngát vô cùng xinh đẹp.
Bạn có biết không, chùa Hộ Quốc này toàn bộ đều được xây dựng từ loại gỗ lim hiếm có. Đây cũng là ngôi chùa Phú Quốc duy nhất có một pho tượng Phật làm bằng ngọc bích, tọa lạc nguy nga ngay giữa sân chùa. Chính vì lối kiến trúc độc đáo, cũng những thứ khủng mà chùa này đã trở thành một trong những địa điểm check-in hút khách ở thành phố này.
Địa chỉ: Ấp Suối Lớn, Xã Dương Tơ, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
2.5. Chùa Cao Phú Quốc
Địa điểm tiếp theo trong danh sách chùa Phú Quốc sẽ là một ngôi chùa thuộc đạo Cao Đài, đó là chùa Cao Phú Quốc hay còn có tên gọi khác là Thánh Thất Dương Đông. Nằm trên một ngọn đồi cao với đường đi lên là một con dốc đứng với cả trăm bậc thang. Toàn bộ ngôi chùa được tô lên hai gam màu vàng và đỏ vô cùng nổi bật, khiến ai ai đi qua cũng bị hút mắt.
Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Trãi, KP. 1, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.6. Chùa Dinh Cậu Phú QuốcChùa Dinh Cậu Phú Quốc nổi tiếng với tuổi đời đã hơn 100 năm tồn tại. Chính vì thế, nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến với đảo ngọc Phú Quốc. Ngôi chùa này thờ 3 vị là cậu Tài, cậu Quý và chúa Ngọc. Mỗi vị thần mang một điều may mắn và nhiệm vụ khác nhau.
Địa chỉ: KP2, Thị trấn Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
2.7. Chùa Hùng Nhĩ SơnChùa Hùng Nhĩ Sơn đã có tuổi đời tồn tại hơn 70 năm, chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử oanh liệt. Không giống nhiều ngôi chùa khác, chùa Hùng Nhĩ Sơn nằm sau sườn núi, diện tích chùa không quá lớn, bao bọc xung quanh không gian yên tĩnh ấy là một màu xanh tươi mát của thiên nhiên.
Ngôi chùa Phú Quốc này thu hút du khách không chỉ bởi vị trí độc lạ mà còn hớp hồn du khách bằng những nét đẹp hoang sơ vốn có của mình. Nhiều du khách đến đây để cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình.
Địa chỉ: Ấp Gành Gió, Thị trấn Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
2.8. Chùa Hưng Quốc Tự
Nhắc đến các ngôi chùa ở Phú Quốc có tuổi đời lâu nhất thì không thể không kể đến chùa Hưng Quốc Tự, có tuổi đời tồn tại khoảng 70 năm, là nhân chứng của biết bao sự kiện lịch sử. Ngôi chùa Phú Quốc này mang một lối kiến trúc rất lạ mắt nhưng lại không kém phần lộng lẫy.
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa màu vàng sáng chói cùng màu xanh mát mẻ của biển cả của bầu trời. Bên trong chùa Hưng Quốc Tự là những pho tượng hay các cột lớn được chạm khắc vô cùng tinh xảo, luôn toát được lên một vẻ yên tĩnh, trang nghiêm.
Địa chỉ: KP. 4, đường Nguyễn Trung Trực, Thị trấn Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
2.9. Chùa Dinh bà Lê Kim ĐịnhỞ đảo ngọc này có vô vàn những ngôi chùa Phú Quốc tâm linh. Trong số đó, phải kể dinh bà Lê Kim Định. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc tâm linh và song song đó sẽ được nghe kể về tiểu sử của bà Lê Kim Định.
Bà chính là vị phu nhân xinh đẹp của anh hùng Nguyễn Trung Trực, người dân nơi đây gọi bà bằng cái tên thân thương là bà Điểu. Bà cũng đã từng là một nữ anh hùng trong phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Nhưng đến sau khi Nguyễn Trung Trực hy sinh, bà sống cũng hơi bấp bênh và rồi mất trên mảnh đất xinh đẹp này.
Địa chỉ: Bãi Ông Lang, Xã Cửa Cạn, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
2.10. Chùa Sùng Hưng Phú Quốc
Nhắc đến các ngôi chùa ở Phú Quốc nổi tiếng tâm linh sao có thể bỏ qua chùa Sùng Hưng được chứ. Chùa Sùng Hưng mang một nét kiến trúc cổ kính yên bình nhưng lại vô cùng nguy nga, lộng lẫy. Cổng vào chùa là cổng tam quan, với gam màu chủ đạo là vàng, đỏ và xám.
Xung quanh chùa Phú Quốc này là những con linh vật được khắc vô cùng tinh tế hay các cột trụ lớn quanh chùa được khác bằng chữ Hán mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Đây là một trong những ngôi chùa được Phật giáo Việt Nam tin tưởng gửi gắm giữ gìn những cổ vật quý giá.
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Thị trấn Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
Đăng bởi: Hoàng Hải
Từ khoá: Top các ngôi chùa Phú Quốc nổi tiếng tâm linh
Lạng Sơn Tứ Trấn: Bốn Ngôi Đền Nổi Tiếng Linh Thiêng Ở Vùng Biên Giới Xứ Lạng
Nếu như ở Hà Nội có Thăng Long tứ trấn, thì ở Lạng Sơn có cũng Lạng Sơn tứ trấn, đó là 4 ngôi đền thiêng trấn giữ 4 phương của vùng đất Xứ Lạng hào hùng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình sẽ mô tả một cách sơ lược về Lạng Sơn tứ trấn!
Đền Cửa Đông trấn giữ hướng Đông
Địa chỉ: số 67A, Hùng Vương, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Tham quan tự do.
Đền Cửa Đông trấn giữ phía Đông (Nguồn: Internet).
Đền nằm ở phía Đông thành phố Lạng Sơn, ngay bên bờ sông Kỳ Cùng. Đền còn có tên gọi là đền Bạch Đế, thờ thần Sông, thường gọi là Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Thoải Phủ.
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Đinh (丁), gồm 3 phần liền nhau: nghi môn, chính điện, tả hữu vu. Cửa chính của đền hướng ra sông Kỳ Cùng (phía Đông), còn lối vào đền được đặt chính Tây. Ở phía Tây sau đền có một bức tường được đắp chữ “Đông Môn” rất lớn, ngay cạnh đó bên phải là cổng đền.
Tại đền này có tổ chức các nghi lễ như: lễ đón giao thừa ngày 01/01 âm lịch, lễ Thượng Nguyên ngày 24/01 âm lịch, lễ Nhập hạ ngày 24/4 âm lịch, lễ tiệc Quan lớn và lễ tán hạ ra hè ngày 24/6 âm lịch lễ Tất niên ngày 24/12 âm lịch…
Đền Cửa Tây trấn giữ hướng Tây
Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Tham quan tự do.
Đền Cửa Tây trấn giữ phía Tây (Nguồn: Internet).
Nằm ở phía Tây của thành phố Lạng Sơn, đền Cửa Tây được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVIII, còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ. Đền được xây dựng gồm 2 tòa nhà là điện thờ Mẫu và điện thờ thần. Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh và danh tướng Trần Hưng Đạo.
Các hoạt động tín ngưỡng của đền bao gồm: ngày 20/01 âm lịch lễ Thượng Nguyên cầu quốc thái dân an, ngày 08/03 âm lịch lễ tiệc Mẫu, ngày 20/4 âm lịch lễ vào hè, ngày 20/7 âm lịch lễ ra hè, ngày 20/8 âm lịch lễ tiệc nhà Trần, ngày 20/12 âm lịch lễ tất niên.
Đền Cửa Tây trấn giữ phía Tây (Nguồn: Internet).
Đền Cửa Nam trấn giữ hướng Nam
Địa chỉ: phố Cửa Nam, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Tham quan tự do.
Đền Cửa Nam trấn giữ phía Nam (Nguồn: Internet).
Đền Cửa Nam được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Kiến trúc của đền được thiết kế theo hình chữ Đinh (丁), trong đó cửa chính hướng về phía Bắc. Đền Cửa Nam thờ các vị thần của Đạo Mẫu, Hưng Đại đại vương Trần Quốc Tuấn và các tướng lĩnh của ngài.
Lễ hội đền Cửa Nam được tổ chức vào ngày 12/02 âm lịch hàng năm. Phần lễ gồm có các lễ vật cúng đền: xôi, gà, rượu, bánh trái, phẩm oản, hoa quả và đặc biệt là lợn quay truyền thống. Đến giờ các đội múa kỳ lân, sư tử đến bái trước cửa đền, múa đón lễ và múa chào mừng ngày hội, đội múa biểu diễn những màn múa đầy tinh thần thượng võ làm sôi động cả một vùng.
Ngoài ra đền còn tổ chức các ngày lễ tiết trong năm: lễ đón giao thừa ngày 01/01 âm lịch, lễ thượng nguyên ngày 24/01 âm lịch, lễ nhập hạ ngày 24/4 âm lịch, lễ tiệc quan lớn và lễ tán hạ ra hè ngày 24/6 âm lịch, lễ tất niên ngày 24 tháng 12 âm lịch.
Đền Cửa Nam trấn giữ phía Nam (Nguồn: Internet).
Đền Cửa Bắc trấn giữ hướng Bắc
Địa chỉ: số 1 Trần Nhật Duật, phường Chi Lăng, Lạng Sơn.
Tham quan tự do.
Đền Cửa Bắc trấn giữ phía Bắc (Nguồn: Internet).
Đền Cửa Bắc thuộc địa phận phường Chi Lăng, nằm tại nơi giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo và đường Trần Nhật Duật. Được xây dựng khoảng thế kỷ XVIII, đền có kiến trúc độc đáo: bên ngoài là gian chính điện mang tên Đại Bái, phía trong là gian Hậu Cung, tạo thành hình chữ Nhị. Đền thờ Hưng Đại đại vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân Nguyên dưới thời Trần.
Hàng năm tại đền có tổ chức các ngày đại lễ như: ngày 20/1 âm lịch là lễ Thượng Nguyên dâng sao, ngày 3/3 âm lịch là tiệc Mẫu, ngày 8/4 âm lịch là lễ vào hè, ngày 8/7 âm lịch là lễ tán hạ, ngày 8/12 âm lịch là lễ Tất niên.
Đền Cửa Bắc trấn giữ phía Bắc thành phố Lạng Sơn (Nguồn: Internet).
Đăng bởi: Huyền Hoàng
Từ khoá: Lạng Sơn tứ trấn: Bốn ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở vùng biên giới Xứ Lạng
Ghé Thăm Những Ngôi Chùa Linh Thiêng Ở Bangkok Khi Đi Du Lịch Thái Lan
Lễ phật không chỉ dành cho những người thuộc tôn giáo hay những người kinh doanh mê tín dị đoan mà ngay cả những người dân bình thường họ cũng đi đến chùa hằng năm hay những ngày đầu tháng, rằm để xin lộc, cầu bình an cho cả gia đình. Trong tour du lịch Thái Lan vừa rồi của mình, khi đến các ngôi chùa tham quan làm lễ mình thấy người dân nơi đây đến rất đông, họ đến làm lễ và cầu nguyện hang ngày luôn ấy, khách tham quan thì cũng rất nhiều. Vào chùa nghe những âm thanh vang vọng thấy tinh thần thoải mái và ngửi mùi hương thoang thoảng khắp các gian dễ chịu. Điều đáng tiếc nhất của mình là chỉ đi được một số ngôi chùa, đền ở gần còn rất nhiều nổi tiếng không đi được nên mình rất tiếc nuối và muốn quay lại đây thực sự ấy.
Chùa Phật Wat Pho, Bangkok Thái Lan
Nếu bạn đặt được tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm đi vào đợt giảm giá thì mình thề bạn chỉ muốn mang cả cái cửa hàng mỹ phẩm ấy về nhà mà thôi. Sau khi mua sắm xong, mấy còn bạn mình còn hứng lên đi massage nữa cơ và cũng chính là vì được đi massage mà mình được biết đến ngôi chùa Phật Wat Pho nữa, đây chính là một trong những ngôi chùa cổ nhất và có diện tích lớn ở Bangkok Thái Lan.
Chùa Phật Ngọc – Wat Phra Kaew, Bngkok Thái Lan
Ngay cạnh đó là ngôi chùa Phật Ngọc- Wat Phra Kaew nổi tiếng và được coi là ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất trong các ngôi chùa Thái Lan. Chùa nằm ở trung tâm của các di tích lịch sử Bangkok, trong khuôn viên của Cung Điện Hoàng Gia. Nơi đây cất giữ Phra Kaew Morakot, tượng phật được khắc tỉ mỉ lên viên ngọc xanh độc nhất. Tượng Phật Ngọc là một bức tượng Phật đang trong tư thế thiền định theo phong cách của trường phái Lanna ở phía Bắc, có niên đại từ thế kỷ 15 sau Công nguyên. Bỏ qua ngôi chùa này thì thật là tiếc nuối, đặc biệt vào dịp đầu năm đến đây cầu may mắn, bình an thì lại càng phải đến để thỉnh phật.
Chùa Wat Arun, Bangkok Thái Lan
Chùa Wat Traimit- chùa Phật Vàng
Đúng là xứ sở chùa Vàng có khác, chỉ ở thủ đô Bangkok thôi mà các ngôi chùa được nhắc đến đã khá nhiều rồi, một ngôi chùa nổi tiếng với lịch sử nằm ở cuối đường Yaowarat của Khu Phố Tàu, gần Ga Tàu Hualampong, là chùa Wat Traimit- chùa Phật Vàng. Ngôi chùa có tượng Phật lớn bằng vàng lớn nhất thế giới với chiều cao gần 5 mét và nặng 5 tấn rưỡi. Trước đây, các nghệ nhân chế tác các chư Phật bằng vàng và giấu chúng bằng một lớp vữa để tránh quân xâm lược chiếm đoạt. Tượng Phật vàng tại Wat Traimit được phát hiện một cách tình cờ khi di chuyển, bức tượng rơi xuống và để lộ ra những mảng vàng dưới lớp thạch cao. Vì lịch sử huyền bí, linh thiêng này mà khi đi tour du lịch Thái Lan 4n3d và tour 5 ngày mình nhất nhất phải đòi bằng được đến đây ngắm nghía bức tượng Vàng khổng lồ này.
Hồng Nhung
Đăng bởi: Bé Thơ
Từ khoá: Ghé thăm những ngôi chùa linh thiêng ở Bangkok khi đi du lịch Thái Lan
Hội Quán Nghĩa An: Khám Phá Ngôi Chùa Trung Hoa Linh Thiêng Tại Quận 5
Chùa Ông Quận 5 còn có tên là Nghĩa An Hội Quán hoặc Miếu Quan Đế. Nơi này cũng là hội quán – nơi hội họp của người Hoa (người Triều Châu), do bang Phúc Kiến xây dựng. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các năm 1866, 1901, 1969, 1984, 2010 và gần đây là vào năm 2014 hội quán mới được trùng tu khá giống một số miếu tại Đài Loan.
Tại Chùa Ông Quận 5, vào những dịp lễ, Tết hoặc ngày rằm, ngày mùng 1 hàng nghìn người Hoa về ngôi chùa này để cầu nguyện, cúng bái. Ngoài ra, chùa có một lối kiến trúc độc đáo và tín ngưỡng lạ nên các du khách Việt thậm chí là nước ngoài cũng tò mò tại nơi này.
Địa chỉ chùa Ông Quận 5Chùa có địa chỉ tại 678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5. Cách chợ Kim Biên 1,7km, chợ hoa Hồ Thị Kỷ 2,5km và cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 5 cây số nên di chuyển khá dễ dàng, bạn có thể sử dụng xe buýt hoặc phương tiện cá nhân như xe máy/ô tô và grab/taxi.
Tuyến xe 01 có điểm dừng tại trạm 274 Trần Hưng Đạo cách chùa 270m mất khoảng 3 phút đi bộ.
Tuyến xe 05, 62, 68 dừng tại trạm 68 Châu Văn Liêm cách chùa 450m, khoảng 5 phút đi bộ.
Tuyến xe 56, 139, 150 dừng tại trạm 217 hoặc 357-359 Hồng Bàng cách Chùa Ông Quận 5 500m, khoảng 6 phút đi bộ.
Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân thì gửi ngay tại chùa với giá là 5.000VNĐ/xe. Tuy nhiên vào các ngày lễ, Tết hoặc Rằm thì rất đông, bạn có thể gửi tại trường Mạch Kiếm Hùng cách chùa 140m hết vài phút đi bộ.
Lưu ý: Chùa mở cửa từ 7 giờ đến 17 giờ.
Kiến trúc chùa Ông Quận 5Chùa được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc chùa cổ Trung Hoa, đặc biệt là phong cách người Triều Châu với màu đỏ là màu chủ đạo. Chùa có diện tích gần 4.000m2, trong đó hơn 2.000m2 là gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, chính điện và dọc hai bên điện thờ văn phòng hội quán còn lại là khuôn viên.
Cổng vào chùa Ông quận 5
Nơi bạn bắt gặp đầu tiên khi từ ngoài sân bước vào Chùa Ông Quận 5 chính là tiền điện, chính giữa bày một hương án và ở trên đặt chiếc lư hương được làm từ năm 1825. Bên trái của tiền điện là bệ thờ Phúc Đức chính thần (còn gọi là thần Thổ Địa hoặc ông Bổn theo quan niệm của người Hoa). Còn bên phải là tượng Mã Đầu tướng quân (người giữ ngựa cho Quan Công) bên cạnh là con ngựa Xích Thố màu đỏ cao tới 2m. Đặc biệt, khu tiền điện có một quả chuông cao tới 39cm và bán kính 46cm với thiết kế tinh xảo với hai bên đúc hai đầu lân, có hàng chữ “Quan Thánh đế quân” ở phía trước.
Lư hương chùa Ông quận 5(@hieu_tattoo_ct)
Đi sâu vào trong chính điện Chùa Ông Quận 5, không gian cổ kính kèm mùi hương lan tỏa, linh thiêng với những tượng thờ, các cột gỗ treo câu đối và các bao lam, hoành phi,.. được điêu khắc vô cùng độc đáo. Ở giữa là gian thờ Quan Vũ bằng thạch cao sơn màu, cao 3m, ngồi trên ngai và mặc áo gấm xanh được đặt trong khám gian thờ chạm khắc nhiều tùng hạc, mai điểu,…Hình tượng Quan Công Chùa Ông Quận 5 theo tín ngưỡng của người Hoa là mặt đỏ, đầu đội mão gắn kim hoa, râu dài đến ngực, có tư thế đưa tay vuốt râu, mặc áo giáp trụ ở trong và áo màu xanh lá bên ngoài. Đứng hầu hai bên là tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 2m.
Bàn thờ Quan Vũ tại chùa Ông quận 5(@nguyendinhluu)
Ngoài ra hai bên tả hữu của chính điện Chùa Ông Quận 5 cũng có gian thờ là: Tượng Thiên Hậu Thánh mẫu cao 60cm, ngồi trên ghế và có hai thị nữ và hai vị Thiên lý nhãn, Thuận phong nhĩ theo hầu và tượng Thần Tài cũng cao 60cm với chất liệu bằng gỗ, ngồi ghế chạm đầu rồng, hai bên có Chiêu Tài đồng tử theo hầu
Đến Chùa Ông Quận 5 cầu gìVào ngày Tết Nguyên Đán, hàng nghìn người đã đến chùa để cầu nguyện và dâng lễ. Sau khi dâng lễ, người hành lễ sẽ chui qua bụng ngựa từ 1 đến 3 lần. Chui qua bụng ngựa xong, sẽ rung chuông trên cổ Xích Thố với hy vọng làm như vậy sẽ gặp nhiều may mắn, thanh công. Không chỉ vậy, du khách đi lễ Hội quán Nghĩa An Quận 5 Hồ Chí Minh còn có thể sờ vào các tượng ngựa, Quan Công nhằm cầu nhiều lộc vào năm mới. Đặc biệt, khi bạn cầu an thì giấy cầu an ở nơi này đều hoàn toàn viết bằng tiếng Hoa.
Hình ảnh người dân cầu nguyện tại chùa Ông quận 5 (@nnuoc.ptbt)
Nơi đây không chỉ là chốn để người dân đến cầu an mà còn là nơi để các cặp tình nhân yêu nhau tiến hành cầu duyên, hi vọng một kết quả hạnh phúc, viên mãn. Bên cạnh đó, mọi người cũng thường lui tới chùa Ông để cầu tài lộc và may mắn.
Đăng bởi: Trịnh Vân
Từ khoá: Hội Quán Nghĩa An: khám phá ngôi chùa Trung Hoa linh thiêng tại quận 5
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngôi Chùa Linh Thiêng Nổi Tiếng trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!