Xu Hướng 9/2023 # Sa Sâm: Công Dụng Của Loài Sâm Quý Mọc Lên Từ Cát # Top 18 Xem Nhiều | Cuik.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sa Sâm: Công Dụng Của Loài Sâm Quý Mọc Lên Từ Cát # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sa Sâm: Công Dụng Của Loài Sâm Quý Mọc Lên Từ Cát được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc (tên khoa học: Glehnia littoralis F. Schmidt ex Miq. Họ Hoa tán (Apiaceae)) và Sa sâm nam (Tên khoa học: Launaea sarmentosa (Willd.) Alston – Prenanthes sarmentosa Willd, Họ: Cúc (Asteraceae)). Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của các loài cây này.

1.1. Sa sâm nam

Chỉ thấy phân bố ở vùng ven biển và các đảo lớn, từ Quảng Ninh, Hải Phòng vào đến Đồng Nai. Cây cũng phân bố ở vùng ven biển phía nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam), Ấn Độ, Ai Cập và một số nơi ở châu Phi.

Toàn bộ phần rễ và gốc sẽ mọc lên chồi mới vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè năm sau. Cây ưa sáng, chịu được mặn, thường mọc trên bãi cát ven biển, thành từng đám hoặc rải rác thành khóm riêng rẽ lẫn với một số loài cây thảo khác như muống biển, cỏ chông, dừa cạn, củ gấu biển… Cây ra hoa quả hàng năm; quả có túm lông thuận lợi cho việc phát tán nhờ gió.

1.2. Sa sâm bắc

Có nguồn gốc ở vùng Đông Á, được trồng khá phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cây được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ đầu những năm 60. Cây trồng ở Trại cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã thích nghi và ra hoa kết quả; hạt già rơi xuống đất dã nảy mầm một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, nên gần đây cây đã bị mất giống.

Thu hoạch vào mùa hè hoặc mùa thu, đào lấy rễ, cất bỏ thân cây và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoặc phơi đến se, nhúng vào nước sôi, bỏ lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng loại bỏ tạp chất và phần thân còn sót lại, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn.

Rễ sa sâm bắc chứa tinh dầu, acid triterpenic, alcaloid – carboline, phenylpropanoids, axit phenolic, polyacetylen và axit béo. Quả chứa phelopterin, dầu béo, acid, petroselinic. Quả tươi chứa imperatorin.

Rễ của sa sâm nam cho thấy chứa alkaloids, axit amin, carbohydrate, glycoside, tannin và steroid.

Polysacarit từ sa sâm bắc thể hiện hành động chống ung thư mạnh mẽ thông qua việc ức chế sự di chuyển, tăng sinh và gây ra sự chết tế bào của tế bào ung thư phổi.

Những nghiên cứu về tác dụng dược lý của sa sâm bắc và sa sâm nam còn rất ít.

5.1. Sa sâm bắc

Sa sâm bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng dưỡng âm, làm mát Phế, bổ Vị, giảm khô nóng, long đờm.

Công dụng: được dùng chữa phế ho khan khô nóng, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu. Liều dùng: Ngày 12 – 20g, dưới dạng nước sắc, cao hoặc viên hoàn.

5.2. Sa sâm nam

Sa sâm nam có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, vào kinh phế, có tác dụng bổ, mát phổi, giảm ho, long đờm, lợi sữa, nhuận tràng, lợi tiểu.

Công dụng: Lá sa sâm nam được dùng làm rau ăn sống như rau xà lách hoặc nấu canh. Toàn cây để tươi được dùng làm thuốc lợi sữa cho người và trâu bò. Ngày 20 – 30g. Toàn cây hoặc lá, giã nát đắp chữa đau khớp phồng rộp do chạm phải con sứa khi tắm biển. Rễ cây phơi khô sao vàng chữa sốt, khô nóng phổi, ho khan, ho có đờm. Ngày 15 – 20g , sắc uống. Để nhuận tràng, lợi tiểu, có thể dùng rễ dạng sống, không phải sao.

6.1. Trị lao phổi, viêm phế quản mạn tính, ho do phế táo

Phối hợp với Mạch môn đông, Tang diệp. Dùng bài Sa sâm Mạch môn đông ẩm (Ôn bệnh điều biện): Sa sâm 12g, Mạch môn đông 9g, Ngọc trúc 12g, Sinh Biển đậu 8g, Tang diệp 8g, Hoa phấn 8g, Cam thảo 4g, sắc uống. Nếu ho lâu ngày gia Địa cốt bì 6g.

6.2. Trị bệnh viêm nhiễm thời kỳ hồi phục

Có triệu chứng khô nhiều như: họng khô, miệng khát, tiêu bón, thường phối hợp với Mạch môn, Sinh địa. Dùng bài Ích vị thang (Ôn bệnh điều biện): Sa sâm 16g, Sinh địa 20g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 12g, cho thêm đường phèn 20g, sắc uống.

6.3. Trị ngứa ngoài da

Thường phối hợp với Mạch môn, Ngọc trúc. Trên lâm sàng có một số kết quả nhất định, chứng ngứa do huyết khô gây nên.

Không phải âm hư phổi táo, ho thuộc hàn thì không nên dùng.

Không dùng Sa sâm cùng với Lê lô.

Rau Diếp Cá: Công Dụng Chữa Bệnh Từ Loài Cây Quen Thuộc

Cây diếp cá từ lâu đã được biết đến như một loại rau ăn sống phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Nó có mùi đặc trưng mà chỉ có những người ăn quen mới thích thú. Diếp cá cũng là một loại thảo dược có nhiều công dụng tuyệt vời như thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, lở ngứa, trĩ… Cùng tìm hiểu đặc điểm, công dụng, cách dùng của loài cây này thông qua bài viết sau đây của bác sĩ Tạ Công Thúy Mai.

Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae) có tên gọi khác là lá giấp, rau giấp cá, ngư tinh thảo, thuộc họ Lá giấp (Saururaceae).

Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 40 cm. Thân ngầm mọc bò ngang trong đất, màu trắng, hơi có lông, bén rễ ở các mấu. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, hơi có lông dọc theo gân lá của cả hai mặt. Cuống lá dài, có bẹ, có kèm lông ở mép. Cụm hoa mọc ở ngọn thân mang nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả nang.

Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tính miền núi, trung du và đồng bằng. Cây ưa đất ẩm, hơi chịu bóng. Sinh trưởng và thu hái quanh năm.

Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ. Hái về dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

Phần trên mặt đất của diếp cá có khoảng 40 hợp chất được biết, gồm 3 nhóm chính là: nhóm flavonoid, tinh dầu (khoảng 0,0049%), alkaloid.

Trong lá có quercitrin (0,2%), trong hoa và quả có isoquercitrin.

Diếp cá vị cay chua, mùi tanh, tính mát.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiện, sát trùng.

Tính kháng khuẩn rộng

Tinh dầu trong diếp cá có khả năng ức chế các loại virus như: virus gây bệnh herpes (HSV-1), virus gây bệnh cúm, HIV chủng 1 ở người (HIV-1), các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, nấm…

Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy chiết xuất diếp cá có khả năng ức chế một dạng giống virus SARS gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (2003).

Tác dụng lợi tiểu

Tính chất lợi tiểu này do chất quercitrin và các chất vô cơ chứa trong diếp cá. Dung dịch có 1/100.000 phân tử lượng quercitrin vẫn còn tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Chất isoquercitrin cũng có tác dụng lợi tiểu.

Ngoài ra, diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng miễn dịch, chống ung thư, bệnh bạch cầu…

Diếp cá là loại rau thường dùng ăn sống, hoặc nấu chín.

Diếp cá được dùng để chữa táo bón, trĩ, mụn nhọt, lở ngứa, trẻ con lên sởi, viêm phổi, đau mắt hoặc đau mắt đỏ do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, bí tiểu tiện, kiết lỵ, kinh nguyệt không đều.

Ngày dùng 6 – 12 g toàn cây khô (trừ rễ) hoặc 20 – 40 g cây tươi. Có thể dùng ở dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên.

Bệnh trĩ đau nhức

Dùng lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Cũng dùng diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.

Ngoài ra, bạn có biết:

Ngũ bội tử: Công dụng cho người bệnh trĩ

Các dạng bệnh trĩ phổ biến bạn nên biết

Tiểu buốt, tiểu dắt

Dùng rau diếp cá, rau má tươi, mỗi thứ 50 g, lá mã đề rửa sạch vò với nước sôi để nguội, gạn trong uống.

Đau mắt nhặm đỏ, đau mắt do trực trùng mủ xanh

Dùng lá diếp cá tươi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà để đắp lên mí mắt khi đi ngủ.

Kinh nguyệt không đều

Dùng lá diếp cá vò nát, thêm nước uống.

Viêm phổi, viêm ruột, kiết lỵ, viêm thận phù thũng

Dùng lá diếp cá 50 g sắc uống.

Viêm tuyến sữa

Lá diếp cá, lá cải trời, mỗi vị 30 g giã nát, chế nước sôi vào vắt lấy nước cốt uống nóng; bã trộn với giấm, đắp lên vú.

Không dùng cho người thể trạng hư hàn. Người hư hàn ăn nhiều diếp cá lâu ngày có thể làm dương khí bị tổn thương, tinh tuỷ bị tiêu hao.

Người bị mụn nhọt thể âm, không nên dùng.

Diếp cá được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong đời sống. Nó là một loại thực phẩm và cũng là thảo dược. Vì vậy, khi sử dụng diếp cá để chữa bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chế biến cũng như liều lượng cần dùng. YouMed sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Hướng Dẫn 7 Cách Dùng Sâm Tươi Hàn Quốc Hiệu Quả, Tốt Cho Sức Khỏe

Kết hợp nhân sâm với mật ong có thể giúp điều trị các căn bệnh như mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi và giúp làm giảm lo âu, để sử dụng cách này thì bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sau đây:

Nguyên liệu

Nhân sâm

Mật ong

Cách làm

Sữa tươi và nhân sâm đều là hai loại nguyên liệu vô cùng tốt cho sức khỏe vì có thể giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường trí não, nếu kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể tạo nên một liều thuốc vô cùng bổ dưỡng, bạn thực hiện theo cách sau đây:

Nguyên liệu

1 củ sâm tươi

1-2 quả chuối

1 hộp sữa chua

250ml sữa tươi

Cách làm

Nhân sâm bạn rửa sạch sau đó thái mỏng, chuối bạn lột vỏ và cắt thành khúc nhỏ.

Ngâm rượu sâm tươi là cách sử dụng sâm phổ biến nhất, món rượu này có khả năng giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe cho nam giới vô cùng tốt. Cách làm món rượu sâm như sau.

Nguyên liệu

Nhân sâm

Rượu nếp

Cách làm

Bạn hãy lựa chọn những củ sâm có kích thước vừa phải và có hình thù đẹp mắt sau đó bạn làm sạch chúng thật kỹ.

Tiếp theo bạn đổ rượu nếp vào một chiếc bình và cho nhân sâm vào và ngâm. Bạn ngâm nhân sâm với rượu trong vòng ít nhất 3 tháng và khi ngâm thì bạn phải luôn nhớ bảo quản thật kỹ bình rượu sâm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sử dụng với liều lượng 1 – 2 cốc mỗi ngày.

Pha trà nhân sâm là cách sử dụng nhân sâm hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể thử, với cách làm này bạn chỉ cần làm các bước sau:

Nguyên liệu

Nhân sâm

Mật ong

Cách làm

Nhân sâm bạn rửa sạch và cắt thành những lát mỏng, sau khi cắt xong thì bạn cho vào hủ thủy tinh để bảo quản để sử dụng trong thời gian dài.

Nguyên liệu

Nhân sâm tươi

Cách làm

Đối với những người có nhiều căn bệnh lâu ngày như mệt mỏi, kém ăn, suy giảm chức năng hô hấp, ho suyễn, phổi yếu, thở gấp thì phương pháp ngậm tan nhân sâm được xem là liều thuốc chữa trị vô cùng phù hợp đấy.

Bạn chỉ cần cắt nhân sâm thành những lát mỏng sau đó ngậm vào miệng, bạn ngậm cho đến khi nhân sâm mềm và mịn thì bạn nuốt dần. Bạn có thể sử dụng phương pháp này mỗi ngày, mỗi lần thì bạn dùng khoảng 1 – 2 lát sâm tươi.

Nguyên liệu

Nhân sâm

Đường phèn

Cách làm

Sắc nước nhân sâm là phương pháp sử dụng cho những người có cơ thể bị suy yếu nặng hoặc những người sau khi phẫu thuật bị mất nhiều máu và cần được cấp cứu.

Để sắc được nước nhân sâm thì bạn chỉ cần 5 – 10g nhân sâm cắt nhỏ để sắc với nước, nếu bạn muốn có vị ngọt thì có thể thêm 2 – 3 muỗng đường phèn, bạn uống 1 – 2 lần mỗi ngày và nên ăn cả phần thịt sâm đã sắc.

Nguyên liệu

Nhân sâm

Gạo

Cách làm

Bạn cho gạo và nhân sâm vào nồi, đổ nước lưng chừng sao cho ngập phần gạo 1 đốt ngón tay rồi nấu trên lửa vừa trong vòng 10 – 15 phút là món cháo đã chín rồi. Bạn nên sử dụng món ăn này từ 1 – 2 lần/ tháng.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Cách Nấu Bó Nước Mát Nhanh Chóng, Đơn Giản, Thơm Ngon Hơn Nước Sâm Ngoài Hàng

Ngoài là thức uống thanh nhiệt, nước sâm còn giúp điều trị khô miệng, ra mồ hôi trộm, thanh lọc cơ thể, đào thải các chất cặn bã độc hại ra ngoài, lợi tiểu. Chẳng cần phải đi đến những cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể tự tay nấu ngay những ly nước sâm thơm ngon bổ dưỡng ngay tại nhà cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Bạn chỉ cần mua những bó nước mát được đóng gói sẵn ở chợ hoặc siêu thị với giá rất rẻ về và nấu thôi, và đặc biệt với công thức riêng của chúng tôi chia sẻ hôm nay bạn hãy chuẩn bị thêm 500g ngò mà phải là ngò còn nguyên rễ nha, làm như vậy thì nước sâm của mình sẽ càng thơm và có hương vị đặc biệt hơn đó.

Nguyên liệu nấu nước mát

1 bó nước mát (mua tại cửa hàng chúng tôi hoặc ngoài chợ)

1 bó ngò rí còn rễ

Đường phèn

Cách nấu nước mát Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sau khi mua về bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu dưới vòi nước, đối với những loại lá còn rễ thì các bạn phải rửa thật sạch để không còn bùn, đất dính vào trong phần rễ nha.

Đối với các nguyên liệu như: lá dứa, lẻ bạn, cây thuốc dòi, rễ tranh, mã đề… bạn hãy cắt thành khúc nhỏ như thế này, mía lau thì mình sẽ chẻ làm 6 khúc rồi đập dập, với ngò mình cũng sẽ cắt nhỏ và đập nhẹ vào phần rễ để dậy mùi hơn.

Bước 2 Nấu nước mát

Bạn đặt nồi lên bếp, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi đổ khoảng 3 lít nước vào và đun trong vòng 20 phút, thật đơn giản đúng không?

Do được nấu từ nhiều loại thảo dược khác nhau, nước sâm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và dễ gây sẩy thai, vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.

Rễ tranh có công dụng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị các chứng chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.

Mã đề cũng có công dụng lợi tiểu, chữa ho, khánh sinh.

Cây lẻ bạn (hay còn gọi là cây hoa sò huyết) thường dùng hoa hoặc lá làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô. Theo y học cổ truyền, cây lẻ bạn vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, giảm ho, giải độc.

Lá dứa hay còn gọi là lá nếp vì có mùi thơm như mùi cơm nếp, để khô càng thơm hơn. Dân gian thường dùng lá dứa làm chất thơm, chất tạo màu cho thực phẩm như nấu bánh chưng, làm kẹo bánh, làm mứt dừa, rau câu… hay dùng lá dứa cắt khúc, nấu trà uống cho thơm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thấy chiết xuất từ lá dứa có khả năng ức chế tế bào ung thư vú, tuy nhiên dùng lượng lớn lá dứa hằng ngày có thể gây hạ đường huyết.

Râu bắp còn có tên gọi là Ngọc mễ tu. Theo Y học cổ truyền, râu bắp có vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi tiểu. Trong râu bắp có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 và nhiều chất vi lượng khác. Rau bắp có thể nấu nước uống hàng ngày rất tốt cho người bị sỏi thận.

Còn mía lau có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, ngoài ra còn có hỗ trợ điều trị hôi miệng, đau họng, táo bón.

Ngò rí (hay còn gọi là mùi ta) ngoài là một loại rau gia vị thì còn có thể sử dụng như một loại dược liệu với nhiều công dụng như giảm lo âu, căng thẳng, giải độc gan, chữa hôi miệng, tiêu đàm, giảm ho,…

Bước 3 Thành phẩm

Sau khi đun được 20 phút, bạn lọc bỏ các phần xác của nguyên liệu rồi cho thêm 250g đường phèn vào, khuấy đều rồi để nguội là có thể dùng được rồi.

Thưởng thức

Bạn có thể để nước mát trong tủ lạnh, ngăn mát khoảng 5 tiếng là có thể sử dụng được rồi. Để nhanh hơn, bạn cũng có thể cho đá viên vào là có thể thưởng thức ngay rồi!

Những lưu ý khi uống nước sâm hay các loại nước mát

– Khi trời nóng, cơ thể bị nhiệt, khát nước, khô họng, bức rức,.. thì có thể sử dụng nước mát như nước uống thông thường nhằm giải độc cho cơ thể.

– Đối với người khỏe mạnh không nên dùng liên tục hằng ngày, đặc biệt đối với trẻ em, người già nếu uống nhiều sẽ bị lạnh bụng và gây tiêu chảy.

Advertisement

– Hạn chế dùng nước sâm sau khi ăn các loại thức ăn lạnh, hải sản, để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

– Đối với người có bệnh kèm theo thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi dùng.

– Nước sâm nên được sử dụng trong vòng 24h dể đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng tốt nhất.

Nước sâm có mùi thơm đặc trưng của tất cả các nguyên liệu, đặc biệt là phải có hương thơm từ lá dứa và hương ngò đặc trưng. Với vị ngọt dịu, thơm nhẹ từ các loại thảo dược và đường phèn, đây chắc chắn là một loại thức uống giải khát cực kỳ phù hợp vào những ngày hè.

Cách Chuyển WordPress Từ Localhost Lên Host Thủ Công

Bạn phải tắt các plugin hỗ trợ tạo cache như WP Super Cache, W3 Total Cache và xóa nó đi. Sau khi chuyển lên host xong thì cài lại từ đầu.

Hãy chắc chắn website của bạn ở localhost không có quá nhiều dữ liệu vì càng nhiều dữ liệu, nhiều plugin thì sẽ dễ bị lỗi hơn.

Bước 1. Nén thư mục WordPress ở localhost thành .zip

Bước 2. Upload và giải nén trên host

Upload xong, hãy ấn chuột phải vào file .zip này vừa chọn Extract.

Bước 3. Xuất database ở localhost

Sau đó chọn Export và ấn Go.

Lúc này bạn sẽ được một tập tin có phần mở rộng là .sql, đó chính là tập tin chứa toàn bộ database của website bạn.

Bước 4. Nhập database vào host

Bây giờ bạn hãy truy cập vào control panel của host và tìm đến phần phpMyAdmin.

Sau đó chọn database mà bạn mới tạo ra (database này phải mới hoàn toàn).

Thông báo hiển thị đã nhập dữ liệu thành công.

Bước 5. Sửa tập tin cấu hình của WordPress

Do ở localhost, chúng ta đã cài đặt website WordPress với thông tin database khác hoàn toàn với thông tin database trên host nên chúng ta phải sửa các thông tin đó lại cho khớp với thông tin database trên host thì website mới có thể chạy được.

Bây giờ bạn hãy đăng nhập vào FTP bằng FileZilla, vào thư mục đang chứa mã nguồn website WordPress và tìm đến file tên là chúng tôi và mở nó lên.

Tiếp tục tìm đến đoạn DB_NAME, sửa giá trị trong cặp dấu ‘ ’ ở đằng sau thành tên database của bạn trên host, tìm DB_USER và sửa giá trị của nó trong dấu ‘ ‘ ở đằng sau thành tên username của database trên host, tìm DB_PASSWORD và sửa giá trị trong cặp dấu ‘ ‘ đằng sau thành password của database username. Tất cả giá trị đều phải viết trong cặp dấu nháy chứ không nó sẽ bị lỗi.

Sửa xong, lưu file này lại, tắt cửa sổ file đó đi rồi bạn sẽ thấy nó hỏi là có muốn upload lên lại không, ấn Yes.

Bước 6. Cập nhật Permalink

Nếu bạn vào website mà gặp lỗi “Error establishing a database connection” nghĩa là bạn nhập thông tin database bị sai, hãy kiểm tra lại thông tin và nhập cho chính xác.

Bước 7. Thay thế tên miền cũ ở localhost thành tên miền mới

Khi bạn làm website ở localhost thì các đường dẫn như hình ảnh trong bài viết đều mang tên miền ở localhost, như vậy chỉ bạn mới thấy được thôi. Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là thay thế các tên miền cũ ở localhost thành tên miền chính thức của website thông qua một plugin.

Ở khung Search for, bạn nhập chuỗi ký tự cần tìm, chuỗi ký tự ở đây chính là cái tên miền cũ của bạn trên localhost, ví dụ của mình là chúng tôi Ở phần Replace with, bạn nhập chuỗi ký tự cần thay thế, tức là tên miền sử dụng chính thức cho website, ví dụ của mình là chúng tôi Ở phần table, bạn ấn Ctrl + A để chọn tất cả table trong database, bỏ chọn phần Run as dry run, cuối cùng ấn Run.

Sử dụng plugin để chuyển

Nếu bạn đã biết cách làm thủ công như ở trên rồi và cần tìm một plugin để hỗ trợ chuyển website WordPress từ localhost lên host nhanh hơn, thì bạn có thể xem bài hướng dẫn chuyển host với Duplicator.

Lưu ý rằng không phải host nào cũng có thể sử dụng Duplicator những các host tốt nhất mình có giới thiệu đều có thể dùng tốt plugin này.

Lời kết

Như vậy là website của bạn bây giờ đã làm một chuyến du lịch từ localhost lên host để “cùng ra biển lớn” rồi đó, bạn đã có thể bắt đầu phát triển website mình một cách chính thức và chuyển qua phần kiến thức quản trị website WordPress để tìm hiểu về các vấn đề mà một webmaster cần nắm để có thể quản trị website của mình.

Công Dụng Của Đường Nâu

Đường nâu là gì? Vì sao lại có màu nâu?

Đường nâu hay còn gọi là đường vàng nâu, một loại đường sucrose tương tự như đường trắng. Loại đường này có màu nâu sẫm do có thành phần chính là mật mía hay do rỉ đường bao bọc nhuộm màu bên ngoài. Loại đường này thường được đóng bánh khi sản xuất và được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, làm bánh, làm đẹp.

Phân Loại

Đường nâu tự nhiên: là loại đường mà ở khâu luyện đường cuối cùng, người ta giữ lại phần mật gỉ trong đường.

Đường nâu thương mại: là loại đường được sản xuất bằng cách trộn một lượng mật mía với đường trắng để nhuộm màu. Tỉ lệ đường nâu chiếm khoảng 10% trong loại đường này.

Thành phần dinh dưỡng

Đường nâu có hạt to, màu sắc hấp dẫn. (Ảnh: Internet)

Trong mỗi 100gr đường có khoảng 373 calo. Các khoáng chất có trong đường nâu được lấy từ mật đường như: canxi, magie, kali và sắt (1 muỗng canh mật đường có thể cung cấp 20% giá trị dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người).

Ngoài ra trong đường nâu cũng chứa một số hàm lượng khác:

Hàm lượng calo: 1 thìa đường nâu chứa khoảng 17 calo, tức khoảng 1% hàm lượng calo một người cần tiêu thụ hàng ngày.

Chất béo: Đường nâu không có chất béo, tuy nhiên khi kết hợp với một số chất khác có chứa chất béo có thể khiến món ăn không tốt cho cân nặng và sức khỏe.

Carbohydrate: Trong 1 thìa đường nâu có chứ khoảng 4gr carbohydrate tương đương với 1% hàm lượng cơ thể cần mỗi ngày.

Vitamin và các khoáng chất: Đường nâu về cơ bản không có vitamin và chỉ chứa một lượng nhỏ khoáng chất.

Công dụng trong chế biến thực phẩm

Đường nâu dùng làm nguyên liệu chính trong nhiều công thức bánh. (Ảnh: Internet)

Đường nâu có vị ngọt và khả năng tạo màu tự nhiên, thường được dùng để làm nước uống, bánh ngọt, nấu các món chè và tẩm ướp các món kho, nướng…

Công dụng của đường nâu trong làm đẹp

Tẩy tế bào chết cho da: Đường nâu chứa nhiều axit glycolic có tác dụng giúp da săn chắc, thích hợp làm nguyên liệu tẩy tế bào chết cho mặt và cơ thể. Bạn có thể dùng đường nâu trộn với sữa tươi, sau đó lấy hỗn hợp này chà xát nhẹ lên da. Đường nâu giúp lấy đi những tế bào chết cho da sáng mịn, sữa tươi lại giúp làm ẩm và tăng cường dưỡng chất cho da.

Tẩy tế bào chết cho môi: Việc sử dụng son màu thường xuyên khiến cho đôi môi của phái nữ bị thô ráp. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy trộn một chút đường nâu với dầu oliu hoặc dầu dừa rồi chà nhẹ lên môi, sau đó rửa lại với nước, bạn sẽ thấy đôi môi trở nên mềm mịn và không còn thô ráp.

Đường nâu cũng là sản phẩm làm đẹp lý tưởng dành cho phái nữ. (Ảnh: Internet)

Làm trắng da: Bạn trộn đường nâu với mật ong rồi dùng hỗn hợp này để tẩy tế bào chết cho da mặt, nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn có làn da trắng mịn. Đường nâu có tác dụng loại bỏ tế bào chết, mật ong có tác dụng tăng cường độ ẩm, tăng cường độ đàn hồi cho da, trị mụn…

Chống lão hóa hiệu quả: Để làm chậm quá trình lão hóa da và ngăn ngừa nếp nhăn, bạn có thể dùng đường nâu kết hợp với một số nguyên liệu làm đẹp khác.

Đường nâu có phải đường vàng không? Đường nâu mua ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Đường nâu được bán rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc ở chợ. Bạn có thể mua được nguyên liệu này dễ dàng với mức giá trong khoảng 75.000 – 100.000 đồng/1kg cho loại đường ngon.

Cách làm đường nâu tại nhà đơn giản

Chúng ta có thể tự tạo ra đường nâu với những tỉ lệ thích hợp bằng cách trộn đường trắng cùng với mật đường. Bạn có thể dùng khoảng 1 muỗng canh mật cho 1 chén đường (tỉ lệ trong khoảng 1/16 khối lượng đường), hoặc áp dụng tỉ lệ 8 – 10% mật đường, rỉ đường trên toàn bộ trọng lượng của đường nâu.

Đăng bởi: Nguyễn Chí Tâm

Từ khoá: Công dụng của đường nâu

Cập nhật thông tin chi tiết về Sa Sâm: Công Dụng Của Loài Sâm Quý Mọc Lên Từ Cát trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!