Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Từ A – Z Về Whey Organic Giàu Dưỡng Chất # Top 12 Xem Nhiều | Cuik.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Từ A – Z Về Whey Organic Giàu Dưỡng Chất # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Từ A – Z Về Whey Organic Giàu Dưỡng Chất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột Whey Protein khác nhau. Mỗi loại sẽ có đặc điểm cũng như nguồn gốc Protein khác nhau. Trong đó, Whey Organic là một loại protein đặc biệt. Bởi nó được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ 100% và không chứa chất phụ gia. Vì vậy, Whey hữu cơ được nhiều đối tượng ưa chuộng và tin dùng. 

Whey Organic là loại protein được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ 100%. Những nguyên liệu dùng để sản xuất bột Whey hữu cơ thường là yến mạch, gạo lứt, đậu đỏ, đậu đen, cacao, hạnh nhân, đường không calo hoặc sữa thực vật… Chính vì vậy, Whey hữu cơ chủ yếu cung cấp cho người dùng protein từ thực vật. Loại protein này giàu chất xơ cũng như chứa hàng tỷ lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch…

Whey Organic rất an toàn và có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giảm căng, tăng cơ. Đồng thời, loại protein này còn ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ đường ruột luôn khỏe mạnh. Nhờ đó, các dưỡng chất được hấp thụ nhanh chóng và tối ưu nhất. Hơn nữa, Whey hữu cơ còn có khả năng làm mát gan, giải độc. Loại protein này không chứa bất cứ nguyên liệu phụ gia nào nên phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Whey Organic là loại protein mà nhiều đối tượng có thể sử dụng. Bởi Whey hữu cơ chứa hàm lượng protein cao, dễ hấp thụ và không chứ bất kỳ chất phụ gia nào. Loại protein này không những cung cấp dưỡng chất mà còn ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác. 

Whey hữu cơ thích hợp với người ăn chay. Nguyên liệu chính của Whey Organic từ thực vật nên rất thích hợp với người thuần chay. Loại protein này cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu ăn chay của người sử dụng.

Những người bận rộn thường xuyên bỏ bữa và ăn uống thiếu chất cũng có thể lựa chọn loại protein này. Whey hữu cơ cung cấp hàm lượng protein thực vật, lợi khuẩn và nhiều loại dưỡng chất khác. Chính vì vậy, nó có thể bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho người sử dụng. Đồng thời, loại protein này còn ngăn ngừa nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch…

Với hàng tỷ lợi khuẩn và hàm lượng dinh dưỡng cao, Whey Organic rất phù hợp với người suy dinh dưỡng, hấp thu kém hoặc hệ miễn dịch kém. Loại bột Whey này có thể cung cấp hàm lượng protein cao, axit amin và những loại dưỡng chất khác. Đặc biệt, loại protein này giúp người dùng dễ dàng hấp thụ nên dưỡng chất nhanh chóng đưa đến các bộ phận trên cơ thể. Từ đó phục hồi sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

Bên cạnh đó, Whey Organic còn phù hợp với những người mới khỏi bệnh cần phục hồi sức khỏe. Hoặc những người hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Ngay cả trẻ em cũng có thể sử dụng loại protein này. Bởi Whey hữu cơ an toàn tuyệt đối, dễ hấp thụ và không chứa chất phụ gia.

Tương tự như nhiều loại protein khác, công dụng đầu tiên của Whey Organic là bổ sung protein cho người sử dụng. Từ đó thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể. Với hàm lượng protein mà Whey hữu cơ cung cấp thì loại protein này còn có khả năng giúp người dùng tăng cơ. Nhất là những người luyện tập cần xây dựng cơ bắp. 

Vì protein được chắt lọc từ nguyên liệu thực vật nên Whey hữu cơ còn chưa hàng tỷ lợi khuẩn cũng như chất xơ. Đặc biệt là loại lợi khuẩn probiotics hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh. Nhờ vậy, khi sử dụng Whey Organic, người dùng có thể ngăn ngừa bệnh đầu bụng, khó tiêu và táo bón.

Hơn nữa, Whey hữu cơ còn thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất. Vì vậy, giúp người dùng tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, người sử dụng có thể ngăn ngừa những bệnh vặt như cảm cúm, ốm…

Đặc biệt loại protein này có hiệu quả rất cao trong việc phục hồi sức khỏe. Đồng thời, nó còn cải thiện cân năng, tạo cảm giác ngon miệng. Điều này giúp những người chậm phát triển hoặc gầy yếu cải thiện rõ rệt.

5/5 – (1 bình chọn)

Tìm Hiểu Địa Đạo Củ Chi Có Gì Vui? Khám Phá Khu Du Lịch Từ A Tới Z

Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử minh chứng cho lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao gian khó để giành được độc lập, giờ đây nơi này đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng với hàng triệu khách tham quan mỗi năm. Đến thăm nơi đây bạn sẽ vô cùng choáng ngợp bởi hệ thống đường hầm dày và phức tạp với nhiều phân khu chức năng như mạng nhện.

Lịch sử Địa Đạo Củ Chi 

Được hình thành trong khoảng thời gian từ năm 1946 tới 1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Đường hầm không chỉ là nơi ẩn náu mà còn là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập của các chiến sĩ thời bấy giờ.

Bởi vì hệ thống luôn luôn cải tiến và sửa chữa cho phù hợp với tình hình cách mạng nên Địa Đạo Củ Chi xây dựng năm nào và hoàn thành trong bao lâu thì không thể nói  chính xác được. Vì vậy chúng ta chỉ có thể hiểu là tính đến năm 1965 đường hầm đã có đủ các căn phòng cần thiết.

Sơ đồ tham quan – Nguồn: Google Map

Trước đó, trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến trục “xương sống”, sau đó các đoàn thể, cơ quan phát triển nó ăn thông với tuyến đường khác thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi đào thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Thêm vào đó, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông…

Vậy đường hầm địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu?

Đến năm 1965 hệ thống địa đạo có tổng chiều dài xấp xỉ 200km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 5-6m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo như một không gian sống thu nhỏ của người dân nơi đây, đây cũng là nơi cứu thương, hội họp, chứa vũ khí,….

Vào năm 2023, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó, với những giá trị độc đáo về lịch sử, kiến trúc, trí tuệ mà di tích này mang lại, UBND thành phố Hồ Chí Minh đang lập hồ sơ trình lên UNESCO xét duyệt, công nhận địa đạo Củ Chi là di sản văn hóa thế giới.

Địa chỉ địa đạo Củ Chi ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km, hiện nay khu di tích được bảo tồn ở hai địa điểm: Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi – tọa lạc tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi) và Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định tọa lạc tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi).

Di chuyển từ TPHCM đến địa đạo Củ Chi bằng cách nào?

Đi địa đạo bằng cano

Nếu bạn muốn thử cảm giác lạ khi đi du lịch bạn cũng có thể chuyển sang đi cano, chỉ mất khoảng 75 phút để đến nơi khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh.

Thông thường, để đi tour bằng cano các bạn có thể đăng ký tour từ các công ty du lịch như Nam Việt, Kim Travel,…. giá vé tầm 1.100.000 VNĐ/khách (đã bao gồm bữa trưa)

Thông thường xe sẽ đón quý khách tại các khách sạn tại Quận 1 để di chuyển ra bến tàu Bạch Đằng và khởi hành đi Củ Chi từ bến tàu.

Di chuyển bằng cano – Nguồn: viettravel

Xe máy đi phượt địa đạo Củ Chi

Với các du khách khởi hành từ TPHCM, các bạn có thể đi theo QL15 hướng Tây Bắc và dừng chân ở khu du lịch. Riêng đối với những du khách khởi hành từ miền Tây muốn đến Củ Chi, quý khách có thể đi theo tỉnh lộ 6 và 15 là vào khu du lịch.

Xe buýt đi Địa Đạo Củ Chi 

Cách 1: Bắt xe buýt số 13 ở Trống Đồng, Bến Thành, quận 1 đến bến xe Củ Chi, sau đó bắt buýt số 79 đến địa đạo Bến Dược hoặc buýt số 63 đến địa đạo Bến Đình.

Cách 2: Bắt buýt số 94 ở 12 Xuân Diệu đến bến xe Củ Chi, sau đó chuyển qua buýt số 79 đến địa đạo Bến Dược hoặc buýt 63 đến địa đạo Bến Đình.

Cách 3: Bắt tuyến buýt số 04 ở Hàm Nghi A, chợ Bến Thành đến bến An Sương, sau đó lên tiếp xe 122 xuống ở bến Tân Quy, và chuyển lên tuyến 70 đến thẳng đến Bến Đình.

Cách 4: Bắt buýt số 13 tới bến xe An Sương, lên tiếp xe 122 đến bến Tân Quy và chuyển qua buýt số 70 đến Bến Đình.

Xe taxi

Có nhiều hãng xe taxi để di chuyển xuống khu địa đạo, tuy nhiên nên ưu tiên Mai Linh và Vinasun độ tin cậy sẽ cao hơn, hoặc bạn cũng có thể đi grab hoặc các loại xe công nghệ khác.

 Thời gian thích hợp tham quan Địa Đạo Củ Chi

Quý khách có thể tham gia vào lúc 8 giờ đến 10 giờ, hoặc từ 15 giờ đến 16 giờ vì thời gian này nhiệt độ không quá cao, nắng cũng không quá gay gắt.

Vì thời tiết ở Củ Chi khá tương tự so với ở Sài Gòn do đó sẽ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô thưởng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vì dưới hầm không khí khá ẩm mốc hơn so với không khí bên trên nền thời gian thích hợp để đi du lịch vào các tháng mùa khô.

Quy định tham quan địa đạo Củ Chi 

Đi qua những cuộc chiến tranh để đổi lại đất nước thái bình, nhân dân ta đã phải trải qua bao gian khó. Vì vậy địa điểm này đã tái hiện lại thời điểm khốc liệt – hiện nay cũng là khu du lịch nổi tiếng tại Sài Gòn.

Địa Đạo Củ Chi giờ mở cửa khi nào?

Địa điểm này mở cửa từ lúc 7:00 sáng tới 17:00 chiều tất cả các ngày trong tuần. Ngoài ra, trong dịp Tết hay các ngày lễ vẫn tiếp đón khách như ngày bình thường.

Giá vé địa đạo Củ Chi là bao nhiêu?

Giá vé người lớn là: 35.000 đồng/người/lượt.

Người khuyết tật, lực lượng vũ trang hoặc trẻ em dưới 7 tuổi, người cao tuổi và người có công với cách mạng, hộ nghèo thì hoàn toàn được miễn phí khi tham quan.

Đi địa đạo Củ Chi mặc gì?

Quý khách có thể mặc đồ tự do, tuy nhiên vì nơi đây hơi ẩm, có nhiều muỗi nên chọn trang phục dài tay, chân, bên cạnh đó cũng đó nên ăn mặc tối  màu để tránh làm trang phục quá bẩn khi đi xuống cửa bí mật. Chuẩn bị 1 đôi giày thể thao thoải mái vì nơi này khá rộng và bạn phải đi bộ đến nhiều khu vực. Ngoài ra bôi kem chống nắng, thuốc xịt đuổi côn trùng là bước không thể thiếu trước khi đến đây.

Địa Đạo Củ Chi có gì?

Được mệnh danh là “vùng đất thép”, nơi này như là một thành phố lòng đất trong cuộc chiến tranh gian khổ giành lấy độc lập.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược 

Nằm giữa lòng “Tam giác sắt”, hứng chịu dưới vùng trời mưa bom bão đạn, biết bao những chiến sĩ đã hy sinh dũng cảm, biết bao người dân ra đi góp một phần công sức cho cuộc chiến giành hòa bình khốc liệt. Khi tham quan nơi đây, điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận về Địa Đạo Củ Chi là tinh thần quật cường của dân tộc đã đấu tranh vì Tổ Quốc và dân tộc. Chính vì vậy, đền được xây dựng với mục đích để tưởng nhớ, ghi ơn những công lao to lớn của quân và dân đã chiến đấu, hy sinh trên mảnh đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Là nơi để thế hệ sau tri ân, tự hào về thế hệ trước và trân trọng phút giây hòa bình hiện tại.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Nguồn: wikipedia

Bước chân đến đền, ta có thể thấy ngay Cổng tam quan to lớn, hùng vĩ theo lối kiến trúc truyền thống với các hàng hột tròn, trên lợp ngói âm dương. Họa tiết hoa văn và mái cong giống như những ngôi chùa cổ Việt Nam nhưng được cách tân bởi nguyên vật liệu mới. Chính giữa cổng là biển ghi chữ “Đền Bến Dược”.

Đền chính mang hình dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam đầy tôn nghiêm. Cấu trúc tổng thể bên trong bố trí theo hình chữ U, ở giữa là bàn thờ Tổ Quốc với tượng Bác Hồ chính giữa và dòng chữ “Tổ quốc ghi công” ở phía trên. Dọc hai bên là tên các liệt sĩ, anh hùng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến hết mình được khắc vào tấm bia đá hoa cương bằng chữ mạ vàng.

Nhà văn bia là tấm bia được các nghệ nhân chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc và bài thơ “Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ nổi tiếng Viễn Phương. Một áng thơ bất hủ với những từ ngữ hào hùng, thể hiện được ý chí chiến đấu, hào khí ngất trời dân tộc.

Tấm bia tại đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược – Nguồn: google

Ngoài ra, trong khuôn viên của đền, khách du lịch có thể tham quan chín không gian Đền tưởng niệm các liệt sĩ ở Bến Dược, ngắm nhìn Tháp 9 tầng cao 39m, sau đó tham quan bức tranh gốm lớn nhất Việt Nam và vãn cảnh bên hoa viên ở đây.

Nếu có dịp tới tham quan địa đạo Củ Chi, đừng quên ghé qua nơi này để  thắp những nén nhang, dâng hoa và dâng hương tưởng nhớ các vị anh hùng đã có công với đất nước..

Giá vé: 20.000 VNĐ/người Việt Nam, 80.000 VNĐ/người nước ngoài

Hầm địa đạo Củ Chi

Đây được coi là con đường hầm nổi tiếng Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Đoạn hầm lúc đầu dài khoảng 120m nhưng chiều rộng khá hẹp, vì vậy đã được nơi rộng cho du khách đi xuống tham quan thoải mái hơn. Đặc biệt, sau khi đi hết khu hầm địa đạo Củ Chi, bạn sẽ được ăn củ mài, sắn chấm muối vừng và uống nước miễn phí bên bếp Hoàng Cầm.

Lưu ý: Những du khách bị hội chứng sợ không gian hẹp và có huyết áp cao được khuyến cáo không nên đi vào các đường hầm nhỏ và nên chọn những đường hầm lớn hơn để tham quan.

Nguồn: CafeF

Khu tái hiện vùng giải phóng của địa đạo Củ Chi (1961 – 1972)

Khu vực này được xây dựng với nhằm mục đích tái hiện lại cuộc sống và nét sinh hoạt của cuộc chiến đấu của quân và dân huyện Củ Chi từ năm 1961 đến 1972 để du khách được trải nghiệm một cách thực tế nhất với không gian chiến tranh khốc liệt và cuộc sống thời kỳ kháng chiến gian khổ như thế nào.

Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi chia làm 3 không gian chính tái hiện lại 3 thời kỳ và các không gian khác tái hiện các địa danh chiến đấu oanh liệt.

Không gian 1: tái hiện thời điểm chiến tranh những năm 1961 – 1964. Lúc này là thời điểm cuộc sống của vùng mới giải phóng với khí thế lạc quan, tin tưởng và tràn đầy hy vọng khi lao động, tham gia vào các phong trào cách mạng.

Không gian 2: thời điểm chiến tranh cục bộ vào những năm 1965 – 1968. Bắt đầu rơi vào cuộc chiến tranh, phá hoại toàn bộ cuộc sống của nhân dân, chùa chiền, nhà cửa đều bị cháy rụi.

Không gian 3: địa đạo Củ Chi những năm 1969 – 1972, đây là thời điểm chiến tranh lên đến đỉnh điểm nhất. Để tránh cuộc tập kích, hàng ngàn mưa bom, bão đạn tới các chất hóa học thì người dân và quân ta đã xuống hầm để sinh sống và chờ thời cơ. Ngoài ra, khu vực này còn có mô phỏng thu nhỏ Chùa Một Cột, Ngọ Môn Huế, Bến Nhà Rồng, và biển Đông. Bạn không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm chiến trường thực tế kết hợp với âm thanh, khói bụi, ánh sáng tạo nên không gian sống động và thú vị dành cho giới trẻ ngay trên biển Đông thu nhỏ.

Di tích lịch sử 87A Trần Kế Xương tại Địa Đạo Củ Chi

Nơi đây lưu giữ lại những hình ảnh, tài liệu qua các thời kỳ trong cuộc kháng chiến  của Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam với mục đích giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, truyền thống Cách mạng Việt Nam sau này.

Trải nghiệm bắn súng tại địa đạo Củ Chi

Bắn súng thể thao quốc phòng tại địa đạo Củ Chi

Bạn sẽ được thử tài thiện xạ của chính bản thân mình đến đâu. Khi đăng ký, bạn sẽ được lắp ráp trang thiết bị đầy đủ và hướng dẫn cụ thể, bạn sẽ bắn súng với các bia bằng gỗ hình con thú.

Bắn súng đạn phun sơn

Bạn sẽ được trang bị đầy đủ mặt nạ, quần áo, áo giáp và vũ khí là súng AR15 hoặc AK47. Đây là trò chơi mang tính trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, bạn sẽ trở thành chiến binh thật sự và chiến đấu trên chiến trường cùng những người chơi khác với nhiều tình huống bất ngờ.

Đơn giá đạn tại địa đạo Củ Chi: 3.000đ/viên.

Đối với súng AK: 25 Viên/1 băng.

Đối với súng M16: 20 Viên/1 băng.

Đối với súng ngắn:07 Viên/1 băng.

Phí dịch vụ (quần áo giáp, mặt nạ, trận địa, trọng tài…) 50.000 đồng/1 người/lượt/60 phút.

Ngoài các trò chơi nổi bật nhất ra, còn có các hoạt động thể thao khác như hồ bơi, chèo thuyền Kayak, đạp thiên nga, đạp xe đạp và cắm trại dã ngoại.

Đăng bởi: Khắc Quân Hoàng

Từ khoá: Tìm hiểu Địa đạo Củ Chi có gì vui? Khám phá khu du lịch từ A tới Z

Tìm Hiểu Đôi Chút Về Oauth2

Authentication: xác thực người dùng.

Các vai trò trong OAuth2

Resource owner: là những người dùng có khả năng cấp quyền truy cập, chủ sở hữu của tài nguyên mà ứng dụng muốn lấy.

Resource server: nơi lưu trữ các tài nguyên, có khả năng xử lý yêu cầu truy cập đến các tài nguyên được bảo vệ.

Authorization server: làm nhiệm vụ xác thực, kiểm tra thông tin mà user gửi đến từ đó cấp quyền truy cập cho ứng dụng bằng việc sinh ra các đoạn mã access token. Đôi khi authorization server cũng chính là resource server.

Token

Có 2 loại token:

Access token

1.Access token

Là một đoạn mã dùng để xác thực quyền truy cập, cho phép ứng dụng bên thứ 3 có thể truy cập vào những dữ liệu của người dùng trong một phạm vi nhất định mà nó cho phép. Token này được gửi bởi Client như một tham số được truyền vào hreader trong mỗi request khi cần truy cập đến tài nguyên trong Resource server.

Nếu để lộ mất access token thì cũng có thể coi như bị lộ password bởi có thể lợi dụng nó để lấy được những tài nguyên mà nó đang bảo vệ. Vì vậy, access token có một thời gian sử dụng nhất định (2 giờ, 2 tháng…) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như yêu cầu về tính bảo mật. Access token chỉ được sử dụng một lần duy nhất, khi nó hết hiệu lực Client sẽ phải gửi lại yêu cầu đến Authorization server để lấy một mã access token mới.

2. Refresh token

Việc có mặt của refresh token giúp cho Client có thể lấy lại được access token mà không cần phải nhận xác thực lại từ phía người dùng. Nếu người dùng đăng xuất, refresh token cũng sẽ bị xóa theo.

Scope

Phân loại

OAuth2 có 4 loại định danh chính:

Resource Owner Password Credentials

Implicit

Trước khi đi vào chi tiết từng loại của OAuth2, chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 thuật ngữ dùng để xác nhận Client với Authorization server:

Client Identifier (Client ID): chuỗi ký tự được sử dụng để định danh ứng dụng.

Có thể hiểu Client ID là username, Client Secret là password của Client đối với Authorization cũng được.

1.Authorization Code

Đây là loại phổ biển nhất thường được sử dụng khi Client là một máy chủ web (Server-side Application). Nó cho phép lấy về một access token dài hạn (long-lived) và có thể lấy về một access token mới thông qua fresh token (nếu có).

Resource Owner: Là bạn

Resource Server: Máy chủ Google

Authorization Server: Máy chủ Google

Cách hoạt động:

Ứng dụng web chuyển hướng người dùng đến Authorization server để bắt đầu quá trình nhận authorization code.

Người dùng được chuyển đến trang đăng nhập.

Authorization server sẽ xác thực thông tin đăng nhập và chuyển hướng người dùng đến “redirect uri” của ứng dụng (nơi ứng dụng bắt thông tin trả về từ Authorization server) kèm theo một đoạn “authorization code”.

Ứng dụng (Client) gửi request đến Authorization server gồm Client ID, Client sercret (đã khai báo với Authorization server trước đó) cùng với đoạn mã authorization code vừa nhận.

Nếu thông tin mà Client gửi lên là hợp lệ, Authorization sẽ trả về access token cùng với refresh token (nếu có).

Ứng dụng gửi request tới Resource server kèm theo Access token vừa nhận được.

2. Resource Owner Password Credentials

Loại này cho phép các ứng dụng bên thứ 3 có thể lấy về token bằng cách sử dụng các thông tin từ tài khoản của người dùng. Loại này được đánh giá là không được bảo mật hơn Authorization Code, chỉ nên dùng ở một số trang web lớn hoặc thực sự tin tưởng bởi vì nó trực tiếp xử lý thông tin tài khoản của người sử dụng.

Cách hoạt động:

Ứng dụng(Client) gửi thông tin đăng nhập cùng Client ID, Client secret lên Authorization server.

Authorization server kiểm tra thông tin đăng nhập của người dùng cũng như định danh mà Client gửi lên, nếu tất cả là hợp lệ thì sẽ trả về access token cùng với refresh token (nếu có).

3. Implicit

Loại này thường được sử dụng cho các ứng dụng mobile hoặc ứng dụng chạy trên trình duyệt web. Trong loại này, access token được gửi thẳng đến ứng dụng thông qua URI trên trình duyệt (browser). Phương thức này hoàn toàn tin tưởng vào URI đã đăng ký trước đó mà không cần thông qua bất kỳ phương thức xác thực nào đối với phía ứng dụng (Client).

Loại xác thực này không hỗ trợ refresh token.

Người dùng được chuyển hướng bởi trình duyệt tới Authorization server.

Bây giờ ứng dụng (Client) có thể truy vấn tới Resource server thông qua access token vừa lấy được.

4. Client Credentials

Loại ủy quyền này nhằm phục vụ cho mục đích giúp Client xác thực chính nó với Authorization server để truy cập vào chính những tài nguyên mà nó hiện đang nắm giữ.

Cách hoạt động:

Client gửi Client ID và Client secret của chính mình đến Authorization server.

Client dùng access token đó truy cập đến Resource server để lấy tài nguyên.

Kết luận

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Cẩm Nang Du Lịch Hà Giang Từ A Đến Z

Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người.

1. Tổng quan du lịch Hà Giang

Hà Giang hoa nở quanh năm với các màu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận. Nếu bạn được một lần đi chợ Đồng Văn, bạn sẽ cảm nhận được cái Tình Người quí giá, những chàng trai mời rượu nhau đến Say Xỉn không còn biết đường về, khuôn mặt họ cứ ngơ ngáo nhưng lại chân thật, và tình cảm. Chỉ những người hiểu nhau, quí nhau mới cạn hết những chén rượu Ngô. Hà Giang đẹp là thế mà cũng hiểm trở là thế! Có đóa hồng nào lại không có gai, có vẻ đẹp tuyệt mỹ nào lại dễ dàng chinh phục được, vẻ đẹp hiếm có của các điểm du lịch ở Hà Giang có thể đứng hàng đầu trên dải đất hình chữ S này! Hãy một lần đến để phải ngỡ ngàng trước vẻ mỹ lệ của thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc ấy.

Thời gian đi du lịch Hà Giang

Bạn có thể đi du lịch Hà Giang vào bất kể mùa nào trong năm, bởi chỉ những con đường chạy trong núi đá Cao Nguyên cũng đã đủ hấp dẫn bạn đến thăm rồi. Một số thời điểm đẹp trong năm: Tháng 1 với hoa đào, hoa mận, hoa cải vàng Mùa xuân đến, khắp nơi từ Quản Bạ (Quyết Tiến, Minh Tân), Yên Minh (Lao Và Chải, Na Khê, Bạch Đích), Đồng Văn (Phó Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Sà Phìn, Thài Phìn Tủng), Mèo Vạc (Sủng Trà, Sủng Trái, Lũng Phìn), nơi nơi là đào, mận, cải khoe sắc cùng với nền đá đen của cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường. Tháng 4 với Chợ tình Khâu Vai Cứ ngày 27/3 âm lịch hàng năm, từ khắp các nẻo đường chênh vênh trên núi cao, những người dân trong trang phục của dân tộc mình đã ríu ran, rộn ràng xuống chợ, để tham gia Chợ tình Khâu Vai, mỗi năm chỉ có một lần. Tháng 5 với mùa nước đổ ải Mùa nước đổ thì đa phần ruộng phía Bắc nước ta đổ ải vào tầm tháng 5 – 6, ít nơi tháng 7, một vài thửa có thể tích nước từ tháng 4; nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 – 6. Tháng 9, 10 với mùa lúa chín Mùa lúa chín thì thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Khi những thửa ruộng bậc thang ngả sang vàng rực cùng mùa lúa, là lúc khung cảnh kỳ vĩ của núi rừng thêm một lần đổi mới. Tháng 11 với mùa hoa tam giác mạch Tam giác mạch, loài hoa đặc trưng của cao nguyên đá Hà Giang với những bông hoa nhỏ li ti phơn phớt tím hồng hút hồn những người yêu hoa và mê chụp ảnh. Mảnh đất Hà Giang với màu xám của đá núi và màu hồng của hoa tam giác mạch. Màu xám sắc lạnh của lý trí và màu hồng kỳ diệu của giấc mơ. Sự đối lập kịch liệt lại hài hòa tuyệt đối trong một tổng thể… tạo nên vẻ đẹp vô song của Hà Giang. Tháng 12 với tuyết rơi Trên địa bàn huyện Mèo Vạc, thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều địa điểm có tuyết rơi trắng trời vào cuối tháng 12, du khách hiếu kỳ từ nhiều nơi đã may mắn được thưởng thức khung cảnh có một không hai trong năm.

2. Phương tiện di chuyển tới Hà Giang

Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại). Từ Sài Gòn, theo giờ xe ô tô chạy ở Hà Nội để đặt vé máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội (thời gian bay mất khoảng 2h). Điểm đón khách của nhà xe cách sân bay Nội Bài hơn 1km nằm ngay ở đoạn rẽ ở QL2 – Hà Nội đi Hà Giang. Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển, tham quan.

3. Đặt phòng khách sạn, homestay

Bụi Homestay, Đồng Văn Căn nhà sàn ở thị trấn Đồng Văn có thể đón từ 30-40 người mỗi đêm. Đây không chỉ là chốn dừng chân yêu thích của các bạn trẻ bởi nét hiện đại kết hợp truyền thống mà còn bởi quản lý ở đây cũng là những người trẻ đam mê du lịch bụi. Đặc biệt, các tiện nghi ở đây rất đầy đủ và hiện đại như nước nóng lạnh, wifi, truyền hình cáp… Giá giường và ăn sáng là 135 nghìn đồng/người. Du lịch Hà Giang với vé máy bay giá rẻ, bạn có thể đặt ăn trưa hoặc tối, giá 60.000-100.000 đồng một bữa. Tại đây có không gian rộng phù hợp để tổ chức BBQ hoặc đốt lửa trại. Auberge de Meo Vac, Mèo Vạc Tọa lạc trong ngõ ở thị trấn Mèo Vạc, Auberge de Meo Vac còn có tên gọi khác là Chúng Pủa, nghĩa là bên suối trong tiếng H’mong. Với không gian trong lành, homestay dù không quá rộng rãi nhưng được rất nhiều khách nước ngoài tìm đến. Bạn có thể chọn nghỉ phòng tập thể, đơn hoặc đôi, giá từ 250.000 đồng/người. Auberge de cũng phục vụ bữa ăn phương Tây hoặc đặc sản địa phương. Lô Lô Homestay, Mèo Vạc Lô Lô Homestay được cải tạo từ nhà văn hóa cũ của dân tộc Lô Lô tại thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc. Bao gồm 2 tầng, tầng một là không gian sinh hoạt chung và phòng ngủ nhỏ, còn tầng hai là phòng tập thể. Căn nhà sàn rộng rãi này có giá một đêm từ 100.000 đồng mỗi người. Homestay thôn Tha Tọa lạc ngay thành phố Hà Giang, Homestay thôn Tha nằm trong xã Phương Đô, nơi có nhiều bản làng xinh đẹp, thiên nhiên hoang sơ. Đặc biệt, mảnh đất này có dân tộc Tày sinh sống và hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều truyền thống văn hóa. Du lịch Hà Giang, bạn sẽ có cơ hội dừng chân tại các Homestay rẻ đẹp. Hiện nay, thành phố này đang vào mùa tam giác mạch, hoa nở tím khắp trời vô cùng thơ mộng là điểm đến lý tưởng cho các tín đồ săn hoa và mê “sống ảo”. Giá phòng theo nhóm từ 50 – 80k/người. Bạn cũng có thể đặt cơm ngay tại homestay, mỗi người có giá 50k/ 1 bữa. Dao Lodge, Quản Bạ Ngôi nhà ở Nặm Đăm, Quản Bạ từng được tạp chí kiến trúc nổi tiếng Arch Daily giới thiệu. Đây cũng là nơi tọa lạc của Dao Lodge homestay với địa thế tuyệt đẹp, trên đỉnh núi bao quanh là ruộng bậc thang và rừng cây xanh ngút ngàn. Quản Ba là nơi sinh sống của đồng bào Dao. Đặt phòng homestay giá tốt tại Dao Lodge, bạn sẽ có nhiều lợi ích như dịch vụ tốt, chất lượng và uy tín kết hợp phong cảnh đẹp mỹ mãn. Homestay có 5 phòng ngủ gồm phòng đôi và đơn cùng giường ngủ tập thể 4 người. Giá dao động từ 180.000 đồng. Ngoài ra, Dao còn có không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn với kiến trúc đơn giản, gần gũi thiên nhiên mang lại cảm giác thư thái cho khách.

Nhà nghỉ

Vì là huyện miền núi nên Nhà Nghỉ hoặc khách sạn tại Đồng Văn không phổ biến nhiều như dưới miền xuôi được. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều, các nhà nghỉ và khách sạn cũng được xây dựng nhiều hơn để phục vụ cho du khách khi tới đây. Danh sách khách sạn, nhà nghỉ tại Đồng văn Nhà nghỉ coffe Phố Cổ Đồng Văn Địa chỉ: Thị trấn Đồng văn, Hà Giang Liên hệ: 096 963 34 34 Nhà nghỉ Hoàng Ngọc Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang Liên hệ: 02193856020 Nhà nghỉ Thiên Hương Địa chỉ: số nhà 23 đường 3/2 thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang Liên hệ: 0219 3856208 Khách sạn Cao Nguyên Đá Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang Liên hệ: 0944 502023 – 0219 3856868 Nhà nghỉ Lũng Cú Địa chỉ : Xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang Liên hệ: 0219 3856216 Nhà nghỉ Hiên Hoa Địa chỉ : Thị trấn Đồng Văn , Đồng Văn, Hà Giang Liên hệ: 0219 3856216

4. Món ngon đặc sản Hà Giang

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn – Hà Giang là một món ăn độc đáo, khác xa so với những món đặc sản khác ở Hà Giang. Đây là món ăn mà du khách thường lựa chọn cho bữa sáng của mình khi tới Hà Giang du lịch. Một “món lạnh” được ăn cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, bạn sẽ cảm thấy ấm bụng hơn trong thời tiết se se lạnh ở vùng cao nguyên đá này. Chè shan tuyết Chè Shan Tuyết được trồng ở khắp các huyện của Hà Giang, nhiều nơi có cây cổ thụ cao tầm 300 – 1000m. Ai đã từng thưởng thức chè Shan Tuyết Hà Giang thì chắc hẳn khó có thể quên được hương vị thơm ngon của chúng. Loại chè này sạch, khi chăm sóc, người dân sử dụng biện pháp tự nhiên nên không hề có những hóa chất độc hại. Và chè Shan tuyết được thu hoạch 4 vụ trong năm nên tới Hà Giang, du khách đến Hà Giang vào thời điểm nào cũng có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của trà Shan tuyết. Mật ong bạc hà Mật ong bạc hà là đặc sản dân dã quý hiếm và được nhiều người ưa chuộng nhất khi đến Hà Giang. Mật ong bạc hà có vị ngọt thanh, dịu nhẹ và thoảng mùi hương hoa bạc hà có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Là bài thuốc dân dã có công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa, làm mịn và hồng da.

Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam Bắc Mê là thức quà dân dã đồng thời là món ăn phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc ở phía Bắc. Cơm Lam được làm từ gạo nếp nương, rồi nướng trong một ống tre nứa, dài. Vị cơm lam thơm và ngọt, ăn dẻo và bùi bùi, du khách đến Hà Giang không chỉ thưởng thức mà còn mua về làm quà rất nhiều. Xôi ngũ sắc Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi. Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.

5. Các điểm tham quan nhất định phải đi

Cao nguyên đá Đồng Văn – Huyền bí một màu đá xám Kỳ quan thứ nhất là Cao nguyên đá Đồng Văn, đã tạo nên khung cảnh đá xám, nơi người dân “sống trong đá, chết vùi trong đá” cực kỳ đặc biệt cho Hà Giang. Hà Giang, mảnh đất xa xôi “chim bay hai lần gãy cánh” mới đến nơi, án ngữ nơi cực Bắc của Tổ quốc. Hà Giang cũng lại là một vùng đất đá cổ xưa vào bậc nhất của Trái Đất, để Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2010. Dinh họ Vương – Viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên Kỳ quan thứ hai là viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá – Dinh thự họ Vương. Dinh thự xinh đẹp hình chữ Vương được bao quanh bởi hàng cây sa mộc, vẫn được bảo tồn một cách nguyên vẹn sau bao thăng trầm lịch sử, mưa gió dập vùi, mang theo nó là một câu chuyện lịch sử vô cùng hấp dẫn. Dinh thự họ Vương được khởi công năm 1019 và hoàn thành 10 năm sau đó với tổng kinh phí lên đến 150.000 đồng bạc trắng (tương đương 150 tỷ đồng Việt Nam bây giờ). Mỏm đồi hình mai rùa quý hiếm cùng những dãy sa mộc vươn cao mạnh mẽ đã mọc lên một ngôi nhà hình chữ “Vương” sừng sững như in dấu giữa trời xanh. Cột cờ Lũng Cú – “Nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc” Kỳ quan thứ ba là Cột cờ Lũng Cú – “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”, mà bất kỳ ai là con lạc cháu hồng đều muốn được chinh phục một lần điểm cực Bắc thiêng liêng. Quãng đường 1,5 cây số lên cột cờ Lũng Cú, vượt qua 389 bậc thang đá và leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc ngay trong lòng cột cờ, ta sẽ đặt chân được tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang – điểm cực bắc của Tổ quốc. Nơi có lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54m2, ẩn dụ của 54 dân tộc anh em, phần phật tung bay trong gió. Con đường Hạnh phúc – 50 năm con đường của máu và hoa Kỳ quan thứ tư là Con đường Hạnh phúc – con đường của máu và hoa. Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 – 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong “tứ đại đỉnh đèo” tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin. Con đường Hạnh phúc là cầu nối mang lại ánh sáng cho rẻo cao, không chỉ nhuốm công sức mà cả máu và mạng sống của bao thanh niên xung phong một thời. Năm nay cũng là kỷ niệm 50 năm ngày hoàn thành Con đường Hạnh phúc Hà Giang – Đồng Văn.

Đèo Mã Pì Lèng – “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”

Chỉ là một chút ví von ngô nghê của tác giả từ câu “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Vạn Lý trường thành chưa phải là hảo hán) thì với cảnh quan hùng vĩ mang tầm đệ nhất hùng quan, những cung đường hiểm trở có một không hai như đèo Mã Pì Lèng thì “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” (Chưa đến Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy). Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “Sống mũi ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi mèo”. Lẽ ra, đèo Mã Pì Lèng cũng có thể xếp vào hàng “tứ đại kỳ quan” của Hà Giang, tuy nhiên, rất tiếc là đèo đã bị “bê tông hóa”. Và dù khung cảnh xung quanh vẫn rất hùng vĩ, nhưng chính bản thân những mỏm đá lởm chởm, bản sắc của đèo đã không còn được như xưa. Phố cổ Đồng Văn – Nét kinh kỳ giữa lòng cao nguyên đá Nhắc đến phố cổ, đâu chỉ có Phố cổ Hội An hay Hà Nội 36 phố phường mà còn có Phố cổ Đồng Văn. Thị trấn Đồng Văn nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc. Khu phố cổ có vẻn vẹn 40 nóc nhà, nằm xếp vào nhau dưới núi đá. Buổi sớm, bức tranh phố cổ là sự pha trộn đến tài tình hai tông màu: màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Núi Đôi Quản Bạ – “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” Núi Đôi Quản Bạ có hình dáng tròn trịa, đầy quyến rũ, trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên đang say giấc nồng. Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. Làng văn hóa Lũng Cẩm – Bối cảnh trong phim “Chuyện của Pao” Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim và là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong đó, điển hình, Làng Lũng Cẩm đã được chọn làm bối cảnh trong phim nhựa “Chuyện của Pao”, bộ phim này đã đạt giải thưởng Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì – Kỳ công lao động rực rỡ mùa vàng

Không ai biết đồng bào các dân tộc ở Hoàng Su Phì mất bao nhiêu lâu để biến những ngọn núi đất thành những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Chỉ biết rằng, ruộng bậc thang đã được đồng bào khai thác từ hàng trăm năm nay, thay thế cho việc làm nương làm rẫy, hết đời này qua đời khác, con người nơi đây lấy ruộng bậc thang làm kế sinh nhai. Ruộng bậc thang cũng đánh dấu quá trình định canh định cư, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho các hộ gia đình. Thung lũng Sủng Là – “Nơi đá nở hoa” Từ hướng Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh, đó chính là Thung lũng Sủng Là – “đóa hoa hồng” của cao nguyên đá. Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp; nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian. Người Mông ở Sủng Là trồng tam giác mạch và hoa cải trên đồi đất cao; trồng ngô, lúa ở vùng đất bằng nơi đáy thung lũng. Màu xanh non của ngô, lúa chen lẫn với màu hồng của hoa tam giác mạch; màu vàng của nắng; cùng màu xanh đậm của rừng sa-mu sừng sững giữa đất trời. Làng dệt thổ cẩm Lùng Tám – Báu vật của người Mông Từ cổng trời nhìn xuống, Lùng Tám là một xã nằm nép mình giữa những đỉnh núi đá mù sương, bốn mùa mây phủ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Mông nổi tiếng với nghề dệt lanh, nhuộm chàm và vẽ sáp ong, cũng là nơi mà: “Chỉ có mặc vải lanh, mình mới không bị lạc tổ tiên…” “Thổ cẩm là báu vật của Lùng Tám. Khắp vùng cao Hà Giang, chỗ nào người Mông sinh sống, ở đó có thổ cẩm; nhưng để sản phẩm thổ cẩm được gìn giữ, phát huy và tỏa sáng thì hiện chỉ duy nhất ở Lùng Tám làm được”, trích lời ông Hạng Dương Thành, Chủ tịch UBND xã Lùng Tám.

6. Mua gì về làm quà?

Thịt trâu gác bếp Món ăn này là sản phẩm của người Thái đen. Trâu sau khi giết mổ, người ta sẽ lấy phần bắp tẩm ướp gia vị rồi treo lên gác bếp cho khô dần. Món này khi ăn sẽ cảm nhận được mùi khói khá nhẹ nhàng, thịt có vị ngọt nên được lòng du khách. Mật ong bạc hà Đây là đặc sản mà bất kỳ ai đến với Hà Giang cũng tìm mua bằng được. Nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu một chai bởi cách chế biến đặc biệt và số lượng không nhiều. Mật ong bạc hà có vị ngọt êm dịu, thơm ngon của mật ong hòa quyện trong mùi hương thanh mát đặc biệt của bạc hà, tạo cho bạn cảm giác thư thái nhất khi thưởng thức nó. Có lẽ bởi hương vị đặc biệt của sương sớm, núi rừng, cái nắng cái gió Hà Giang kết hợp cùng sự bổ dưỡng của mật ong đã khiến nó trở thành một đặc sản làm say lòng bất cứ ai đến với vùng đất này. Bánh tam giác mạch Hà Giang bây giờ có lẽ giống như một cô gái trẻ đang khoác trên mình một chiếc áo hồng phớt tươi non của những cánh hoa tam giác mạch. Và chẳng có lý do gì nếu bạn đến đây để thưởng hoa mà lại không mang về một chút gì đó từ loài cây vừa có giá trị kinh tế, vừa mang giá trị thẩm mỹ này. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch được phơi khô, có thể xay bột làm bánh. Bánh mềm, xốp, có vị ngọt bùi và là thức quà đặc biệt mà du khách nên thưởng thức khi tới cao nguyên đá Hà Giang.

Táo mèo

Bạn có thể rất dễ dàng bắt gặp những gánh táo mèo ở bất kỳ một phiên chợ nào của Hà Giang. Loài quả nhỏ, giòn, hơi chua, hơi chát này là một món quà thiên nhiên ưu đãi cho đồng bào H’mong. Bạn có thể mua quả tươi về ngâm cùng rượu. Rượu ngâm từ táo mèo chính là một vị thuốc hiệu quả để chữa bệnh cao huyết áp, đã được nhiều người biết đến. Hồng không hạt Quả này còn có tên khác là hồng Quản Bạ bởi có nhiều ở vùng Quản Bạ. Hồng khi chín có màu đỏ tươi, khi ăn có vị ngọt hơi chát. Đây là một thứ đặc sản được nhiều du khách tìm mua về khi đến Hà Giang. Gạo già Dui Xín Mần Gạo già Dui từ lâu đã là một đặc sản của vùng Xín Mần – Hà Giang. Cơm từ loại gạo này có mùi thơm đặc trưng, rất dẻo và ngọt, khác hẳn các loại gạo khác. Gạo Già Dui hiện trở thành một thương hiệu, đặc sản của vùng đất miền phía Bắc hùng vĩ.

7. Một số lưu ý khác

Theo Thanh Hương (Wiki Travel)

Đăng bởi: Ví Dụ Vo

Từ khoá: Cẩm nang du lịch Hà Giang từ A đến Z

Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội từ A đến Z

Du lịch Hà Nội từ trước đây nay vẫn luôn ghi lại dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách. Bởi lẽ, dường như Hà Nội đẹp ở mọi khung hình, là nét đẹp cổ kính của ba mươi sáu phố phường. Hà Nội trong thời hiện đại đâu đó vẫn có chút gì đó mộc mạc, thanh bình.

1. Thời điểm thích hợp để du lịch Hà Nội:

Thời gian để tới Hà Nội đẹp nhất là vào mùa thu, khoảng độ từ tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trong đó lý tưởng nhất nên đến Hà Nội vào tháng 9 hay tháng 10. Vì khi này, mùa mưa ở Hà Nội thường đã kết thúc. Trời tạnh ráo, ánh nắng không quá gắt. Nhiệt độ ở mức trung bình, không khí mát mẻ. Tất cả các yếu tố thời tiết trên tạo điều kiện tốt nhất để du khách có một hành trình khám phá Hà Nội tuyệt vời nhất.

Còn nếu với những du khách ưa thích không khí lạnh, có phần buốt rét, thì những tháng cuối năm như tháng 11, tháng 12 sẽ là một gợi ý không tệ để du lịch tham quan Hà Nội. Đến Hà Nội vào khoảng thời gian này, bên cạnh việc tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn đặc sản mùa đông ngon ở Hà Nội.

2. Phương tiện di chuyển đến Hà Nội:

Phương tiện đến Hà Nội

+ Còn nếu ở các tỉnh thành lân cận, cách Hà Nội không quá xa thì bạn có thể lựa chọn tới thủ đô bằng xe khách hoặc xe máy. Đặc biệt xe máy là phương tiện được nhiều người lựa chọn nhất bởi nó không chỉ tiết kiệm mà còn mang lại nhiều cảm giác thú vị.

Phương tiện tham quan ở Hà Nội

Đến Hà Nội du lịch các bạn có thể tham quan bằng một số loại phương tiện phổ biến sau:

Xe máy: Bạn có thể tự mình khám phá thành phố bằng cách thuê xe máy hoặc gọi grab. Giá thuê xe máy ở đây vào khoảng từ 50k – 200k/ngày tùy vào loại xe máy hay xe ga.

Taxi: Nếu đi đông người bạn có thể lựa chọn taxi. Mặc dù giá khá cao, tuy nhiên phương tiện này sẽ giúp bạn đến bất cứ địa điểm nào bạn muốn một cách an toàn và nhanh chóng.

Xe xích lô: Bạn có thể di chuyển bằng xích lô để đi thăm khu phố cổ. Đa phần khách du lịch đến đây đều chọn xích lô để di chuyển đến các điểm du lịch ở Hà Nội. Bạn có thể trực tiếp gọi xe bởi ở khu vực bờ hồ, số lượng xe xích lô rất nhiều.

Xe bus: Đây là loại phương tiện công cộng cực kỳ quen thuộc với người dân cũng như du khách khi đến với Hà Nội. Giá vé cho mỗi chuyến khá rẻ, chỉ 7.000 – 9.000đ. Bạn có thể xem lộ trình và bản đồ các tuyến xe bus

Xe điện: Là phương tiện du lịch xanh mới của Hà Nội. Bạn cũng có thể chọn xe điện để di chuyển đến các điểm tham quan để có thể khám phá trọn vẹn một Hà Nội vừa văn minh, hiện đại vừa cổ kính trầm mặc

3. Các địa điểm tham quan tại Hà Nội: 3.1 Hồ Hoàn Kiếm:

Hồ Hoàn Kiếm là thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội, có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu. Hồ Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, vì vậy các bạn có thể đến đây dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng.

Được mệnh danh là trái tim của thủ đô Hà Nội, dưới thời vua Lê, hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Thủy Quân. Theo truyền thuyết kể lại tại hồ Thủy Quân, vua Lê đã trao trả kiếm rùa vàng, nên hồ Hoàn Kiếm có tên từ đó.

Giữa lòng hồ là Tháp Rùa cổ kính, xung quanh là những di sản có ý nghĩa văn hóa- lịch sử lâu đời như Tháp Bút, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt, Đài Nghiên…  Đó là những biểu tượng làm nên nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến. Với không gian tháng đãng, trong lành, nơi đây là điểm được đông đáo giới trẻ ưa thích, được các cặp đôi chọn làm nơi chụp ảnh cưới. Không chỉ thế hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

3.2 Lăng Bác:

Ra Hà Nội nên đi đâu? Lăng Bác chắc chắn sẽ là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua. Nằm trên đường Hùng Vương – Điện Biên, đây là nơi lưu giữ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến Hà Nội ai cũng muốn được vào lăng viếng Bác một lần. Ngoài ra ở đây còn có khu Quảng trường Ba Đình là nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Đến đây bạn cũng có thể thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ rất nhiều kỷ vật về Bác.

3.3 Chùa Trấn Quốc:

Chùa Trấn Quốc nằm trên một bán đảo nhỏ phía đông của Hồ Tây. Ngôi chùa 1.500 năm tuổi được coi là cổ nhất Hà Nội mới đây đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Chùa là nơi lưu giữ những giá trị tôn giáo và lịch sử thu hút nhiều Phật tử và khách du lịch tới tham quan.

3.4 Nhà thờ lớn Hà Nội:

Nhà thờ Lớn nằm ở 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Về tổng thể, công trình mang phong cách kiến trúc Gothic châu Âu, nhưng vẫn có sự kết hợp với kiến trúc bản địa được thể hiện ở hệ thống mái ngói đất nung, cách trang trí nội thất đậm chất truyền thống Việt Nam. Vì thế nó chính là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa Đông Tây hết sức đặc sắc.

3.5 Văn miếu Quốc Tử Giám:

Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là di tích lịch sử Hà Nội nổi tiếng mà còn là nơi chứa đựng những tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến trước kia và lưu giữ những giá trị truyền thống của đất Việt.

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đồng thời, đây cũng là điểm hẹn “xin chữ” của người dân Hà thành trong những ngày tết truyền thống với ước mong năm mới an lành hay trong những mùa thi quan trọng của đất nước với niềm tin đỗ đạt của các “sĩ tử”.

3.6 Nhà hát Lớn:

Nhà hát mang nhiều dấu ấn lịch sử tại trung tâm thủ đô Hà Nội này là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Du khách có thể chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt vời của Nhà hát Lớn Hà Nội hay mua vé vào xem một trong những chương trình biểu diễn thường xuyên được tổ chức để có thể tận mắt thấy hết nội thất tráng lệ của nhà hát.

3.7 Hồ Tây:

Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Nơi đây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu, là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Hồ Tây không chỉ là địa điểm vui chơi ở Hà Nội hấp dẫn du khách mà nó còn chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc.

Quanh hồ hiện có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng với nhiều văn vật giá trị như hơn 100 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, gần 20 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá.

3.8 Phố cổ Hà Nội:

Phố cổ là những con đường, ngôi nhà, góc phố mang đậm phong cách kiến trúc của người Pháp ở thế kỷ XIX. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử và biến đổi của thời gian, nơi đây vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc như thuở ban đầu. Có thể nói phố cổ là linh hồn, là nét đặc trưng riêng của Hà Nội.

Đặc biệt tại Phố cổ Hà Nội bạn có thể đi dạo cả ngày lẫn đêm để trải nghiệm hết văn hóa con người nơi đây, có những món ăn ngon đặc trưng hương vị phố cổ Hà Nội

4.Đặc sản Hà Nội: 4.1 Phở Hà Nội:

Phở là món ăn đầu tiên mà bạn nên thưởng thức khi đến Hà Nội. Những quán phở nổi tiếng như: Phở gánh ở Hàng Trống, quán là một gánh hàng rong nhỏ, đặt ở trên vỉa hè, chỉ có một chiếc ghế nhỏ, quán chỉ mở cửa buổi chiều. Đây là quán đã có từ rất lâu, mặc dù không có chỗ ngồi ăn thoải mái nhưng người đến quán đông nghịt, phải xếp hàng và chờ rất lâu.

Ngoài ra còn có các quán phở bò ngon nhất là Phở Lý Quốc Sư, phở gà ngon nhất nằm trên phố Quán Thánh, phở Hạnh trộn chua ngọt nằm trên phố Lãn Ông, hoặc phố Lương Văn Can, phở áp chảo phố Bát Đàn…

Một số địa chỉ phở ngon ở Hà Nội:

Phở Lý Quốc Sư: số 10 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở Bát Đàn: số 49 Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phở Thìn Lò Đúc: số 13 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

4.2 Bún Chả:

Món chả được làm từ thịt nạc xay nhỏ rồi tẩm ướp gia vị, sau đó người ta nặn thành những miếng tròn và cho lên vỉ nướng trên than hồng cho đến khi miếng chả vàng rộm và dậy mùi thơm là được. Nước chấm bún chả Hà Nội là nước mắm chua ngọt với giấm, tỏi, ớt, hạt tiêu trộn với đu đủ xanh cắt miếng mỏng chua ngọt. Món này ăn kèm bún và rau sống cùng lá tía tô.

Danh sách các địa chỉ ăn ngon mà bạn có thể ghé qua thưởng thức:

Bún chả Hương Liên: 24 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bún chả Đắc Kim: số 1 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bún chả kẹp que tre: đoạn giao ngã tư Nguyễn Du – Bà Triệu.

4.3 Chả cá Lã Vọng:

Chả cá Lã Vọng là món đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, có mặt ở hầu hết mọi nơi từ những quán ăn nhỏ đến những nhà hàng khách sạn cao cấp. Món ăn này được chế biến như sau: Cá được chiên trong chảo dầu nhỏ. Ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, kèm lạc rang, rau mùi, rau húng láng, thì là, hành tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm.

Mắm được pha chế với nước cốt chanh, ớt cắt sợi, tinh dầu cà cuống, vài giọt rượu trắng, một thìa mỡ và đường sau đó đánh cho rủi bọt lên. Món ăn này có vị ngọt, bùi và beo béo.

Để thưởng thức chả cá Lã Vọng đúng “chuẩn vị” nhất thì bạn nên tới số 14 Chả Cá, Hoàn Kiếm.

4.4 Bún thang:

Bún thang là món ăn chứa đựng nhiều nét tinh túy của ẩm thực Hà thành. Nguyên liệu để làm bún thang gồm thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi. Nước dùng được nấu từ xương, tôm he. Nồi nước dùng ngon nước phải trong, có mùi thơm nhè nhẹ, dậy mùi mắm tôm.

Một số địa chỉ ăn bún thang ngon được rất nhiều người dân và du khách ưa thích:

Bún thang Cầu Gỗ: địa chỉ 48 Cầu Gỗ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bún thang Hàng Hòm: số 11 Hàng Hòm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

4.5 Bánh cốm:

4.6 Bánh cuốn:

Bánh cuốn là món ăn dân dã của người Hà thành. Nguyên liệu để làm bánh cuốn là loại gạo ngon được xay thành bột, sau đó pha với nước rồi tráng trên bếp thành những miếng bánh mỏng dính. Nhân bánh được làm từ thịt heo, nấm hương, khi bánh được cuộn lại bên trên rắc thêm một ruốc tôm. Món này ăn kèm với nước mắm, cà cuống và chả quế.

Những địa chỉ ăn bánh cuốn Hà Nội ngon nhất được các du khách truyền tai nhau:

Bánh cuốn Bà Hoành: 66 Tô Hiến Thành.

Bánh cuốn Thanh Vân: 81 Lê Văn Hưu.

4.7 Bún đậu mắm tôm:

Là món ăn mà ai đến Hà Nội cũng muốn được thưởng thức một lần. Bún đậu mắm tôm này ngon nhất là ở cách pha chế mắm tôm, người đầu bếp phải lựa chọn được loại mắm ngon, rưới thêm một chút mỡ nóng, thêm ớt, vắt quất vào và đánh đều cho đến khi mắm bông lên. Chén mắm tôm đậm đà hương vị chấm với miếng đậu vừa chiên nóng thờm lừng, miếng chả cốm béo ngậy hay miếng thịt ba chỉ nóng hổi sẽ làm tan chảy vị giác của bạn.

Những địa chỉ ăn bún đậu mắm tôm nổi danh nhất:

Bún đậu Hàng Khay: số 31 Hàng Khay.

Bún đậu Phan Huy Ích: 54 Phan Huy Ích.

4.8 Phở cuốn:

Phở cuốn mát lành với phần bánh phở trắng muốt cuốn lấy thịt bò, các loại rau thơm bên trong, lại chấm với nước mắm pha đúng vị chính là món ăn vặt Hà Nội khó có thể cưỡng lại. Để thưởng thức món ngon này, bạn có thể đến các quán phở ở Ngũ Xã hoặc trên phố Quán Thánh. Ngoài phở cuốn, các quán này còn bán cả phở chiên phồng, phở chiên trứng, chả ngan ngon tuyệt cú mèo.

Đăng bởi: Nguyễn Việt Lâm

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Hà Nội từ A đến Z

Cẩm Nang Du Lịch Bình Dương Từ A Đến Z

Cẩm nang du lịch Bình Dương từ A đến Z sau đây sẽ giúp bạn bỏ túi thêm những thông tin hữu ích, các điểm đến hấp dẫn khi khám phá vùng đất này!

Bình Dương ở đâu?

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km và là một trong 7 tỉnh có dân số đông nhất nước ta. Phía Bắc Bình Dương giáp với Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp với tỉnh Đồng Nai và phía tây giáp với Tây Ninh.

Du lịch Bình Dương đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách hiện nay

Từ lâu nơi đây đã được biết đến là một trong những địa phương có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, là nơi sở hữu rất nhiều các nhà máy, khu xí nghiệp lớn nhỏ với đủ ngành nghề đa dạng. Bên cạnh đó Bình Dương cũng là nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nhiều địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí nổi tiếng.

Thời điểm du lịch Bình Dương

Bình Dương còn được mệnh danh là “xứ sở của những cơn mưa”. Vào những tháng đầu mùa mưa, Bình Dương thường xuất hiện những cơn mưa rào rất lớn. Đặc biệt, khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 ở đây còn có những cơn mưa lớn kéo dài từ 1 – 2 ngày mới hết. Chính vì thế nếu có ý định du lịch đến Bình Dương, du khách nên tránh đi vào những thời gian này.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Bình Dương nếu muốn được thưởng thức các loại trái cây miền Nam du khách có thể đến đây vào tháng 5 – 8 hoặc ghé Bình Dương vào ngày Rằm tháng Giêng hằng năm để được tham gia lễ hội chùa Bà.

Lễ hội chùa Bà ngày Rằm tháng Giêng hằng năm tại Bình Dương

Di chuyển đến Bình Dương

+ Xe máy, xe ô tô riêng: Bình Dương chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km. Do đó phượt Bình Dương bằng phương tiện cá nhân sẽ rất thuận lợi. Với xe máy du khách sẽ có thể chủ động hơn về thời gian cũng như lịch trình tham quan, khám phá của mình, hơn nữa chúng còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí du lịch kha khá đấy!

Phượt Bình Dương bằng xe máy

+ Tàu hỏa: Với những du khách ở xa, bạn cũng có thể đi tàu hỏa đến thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó đón xe khách hoặc thuê xe máy để về Bình Dương. Mức giá vé sẽ tùy thuộc vào quãng đường, ghế ngồi và khoang mà bạn chọn. Nếu bạn đi từ Hà Nội, mức giá vé thường dao động trong khoảng 650k – 1.500k, thời gian di chuyển khoảng 1 ngày.

Du lịch Bình Dương nên đi những đâu? Khu du lịch Đại Nam

Nơi đây còn được gọi với một cái tên khác là Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, thuộc phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Khu du lịch Đại Nam có diện tích lên đến 476 ha và được xem là khu du lịch có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với nhiều công trình kỳ vĩ, khung cảnh tuyệt đẹp cùng nhiều hoạt động vui chơi thú vị và hấp dẫn.

Khu du lịch Đại Nam Bình Dương

Khu du lịch này được phân phia thành nhiều hạng mục công trình lớn như: đền thờ, tường thanh, sông biển, vườn bách thú, khách sạn, khu vui chơi giải trí, quảng trường,… Trong số đó có rất nhiều công trình đạt kỷ lục quốc gia như: khách sạn dài nhất, ngôi đền lớn nhất, núi sông nhân tạo dài nhất, quảng trường lớn nhất, biển nhân tạo rộng nhất, vườn thú có nhiều loại quý hiếm nhất,…

Đặc biệt, ở đây còn có khu thờ tự mang nhiều ý nghĩa về văn hóa lịch sử với diện tích lên đến 9 ha bao gồm: dãy Ngũ Hành Sơn, Bảo Tháp 9 tầng, dòng Bảo Giang dài 720m chảy dưới chân Ngũ Hành Sơn.

Khu thờ tự mang nhiều ý nghĩa ở khu du lịch Đại Nam

Đến với khu du lịch Đại Nam, du khách không chỉ được ngắm cảnh, thăm thú các địa điểm tâm linh mà còn có cơ hội tham quan vườn bách thú 12,5 ha với hơn 100 loài động vật có vú, chim, bò sát, các loài cá cảnh. Bên cạnh đó là cơ hội được tham gia vào các trò chơi mạo hiểm, xem phim ở rạp chiếu phim 4D, mua sắm và ăn uống tại hệ thống nhà hàng, siêu thị,…

Vui chơi tại khu biển nhân tạo rộng lớn ở Đại Nam

Khu du lịch sinh thái Thủy Châu

Với khung cảnh xanh mát, không khí trong lành, khu du lịch Thủy Châu là một trong các khu du lịch sinh thái ở Bình Dương hấp dẫn mà du khách không nên bỏ qua. Khu du lịch này có diện tích khoảng 18 ha, tọa lạc tại địa chỉ số 55 DT743, Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương và cách trung tâm Sài Gòn chỉ khoảng 30 phút di chuyển.

Không gian trong lành ở khu du lịch Thủy Châu

Mặc dù chỉ là phong cảnh nhân tạo nhưng khu du lịch Thủy Châu lại mang đến cho du khách những cảm giác thư thái và thoải mái tuyệt vời. Đến đây du khách không chỉ được hòa mình vào bầu không gian xanh mát, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hữu tình mà còn được tham gia vào nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn như: ngụp lặn ở thác nước hoặc hồ bơi nhân tạo. tản bộ ngắm cảnh, tổ chức các bữa tiệc picnic hay teambuilding thú vị.

Tại đây du khách sẽ được thỏa thích ngụp lặn trong những dòng nước trong lành, mát mẻ

Vườn trái cây Lái Thiêu

Vườn trái cây Lái Thiêu

Nhà thờ chánh tòa Phú Cường

Nếu đang tìm kiếm những địa điểm sống ảo ở Bình Dương thì nhà thờ chánh tòa Phú Cường sẽ là gợi ý lý tưởng dành cho bạn. Nhà thờ này nằm trên đường Lạc Long Quân, thành phố Thủ Dầu Một và được mệnh danh là tòa thánh lớn nhất ở Bình Dương. Với lối kiến trúc độc đáo, phong cảnh tuyệt đẹp, tại mọi góc của nhà thờ chánh tòa Phú Cường du khách sẽ dễ dàng sở hữu được cả một album sống ảo tuyệt đẹp.

Nhà thờ chánh tòa Phú Cường, địa điểm check-in quen thuộc của giới trẻ ở Bình Dương

Hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng là khu danh thắng vô cùng nổi tiếng của du lịch Bình Dương. Nơi đây có núi, hồ, nước, trong đó nổi bật nhất là Núi Cậu, nơi được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp. Từ đỉnh Núi Cậu, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để quan sát những cảnh đẹp xung quanh hồ Dầu Tiếng. Bên cạnh đó địa điểm du lịch này còn rất nổi tiếng với công trình hồ thủy lợi Dầu Tiếng độc đáo với mặt hồ phẳng lặng, trong xanh quanh năm.

Chùa Hội Khánh

Chùa Hội Khánh là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Bình Dương. Điểm đặc biệt nhất ở đây chính là bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á với chiều dài 52m, chiều cao 22m. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được vãn cảnh chùa, dâng hương tế lễ và ngắm nhìn những đường nét hoa văn cầu kỳ trên các trụ cột, mái ngói,… trong chùa.

Bức tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa Khánh Hội

Chùa Bà Thiên Hậu

Bên cạnh chùa Khánh Hội, chùa Bà Thiên Hậu cũng là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Dương được nhiều người biết đến. Ngôi chùa này được lập ra để thờ vị thần Thiên Hậu Thánh Mẫu và do 4 người Hoa lập nên. Vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, tại chùa sẽ diễn ra lễ hội chùa Bà với màn rước kiệu uy nghi, các màn múa lân rồng hoành tráng, thu hút đông đảo người dân đến cầu phúc, xin ơn.

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương

Nhà tù Phú Lợi

Tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, nhà tù Phú Lợi là di tích còn sót lại từ thời kháng chiến chống Mỹ và là chứng tích cho tội ác của chế độ Mỹ – Diệm đã hạ độc khiến hàng trăm người chết vào năm 1958. Khu di tích này có diện tích khoảng 77.000m2 và được Mỹ – Diệm xây dựng từ năm 1957. Bao quanh trại giam là những bức tường ngăn cách bằng dây kẽm gai, tách biệt hoàn toàn với bên ngoài. Nhà tù này từng là nơi giam giữ 6000 tù nhân chính trị với nhiều hình phạt khắc nghiệt như: ăn nước mắm có dòi, cá ươn, nằm xà lim, không được chữa bệnh,…. và nhiều màn đánh đập, tra tấn dã man khác.

Một phòng giam tại khu di tích nhà thờ Phú Lợi ở Bình Dương

Bùi Xuân

Đăng bởi: Nhân Nguyễn

Từ khoá: Cẩm nang du lịch Bình Dương từ A đến Z

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Từ A – Z Về Whey Organic Giàu Dưỡng Chất trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!