Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Từ Bác Sĩ “Viêm Tinh Hoàn Uống Thuốc Gì?” được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dấu hiệuĐau tinh hoàn và bẹn là những triệu chứng thường gặp nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể có các biểu hiện như:
Đau ở bìu.
Cảm giác đau đớn khi đi tiểu, tiểu gắt, tiểu buốt.
Đau đớn khi xuất tinh.
Sưng to một hay hai bên bìu.
Xuất hiện máu lẫn mủ trong tinh dịch.
Rối loạn xuất tinh.
Phì đại tuyến tiền liệt.
Các hạch bạch huyết ở bẹn sưng to.
Sốt.
Chán ăn.
Buồn nôn, nôn mửa.
Cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
Nguyên nhân Virus Vi khuẩnTình trạng nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân viêm tinh hoàn ở nam giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn gây nên như lậu, chlamydia, viêm mào tinh hoàn làm tăng nguy cơ viêm tinh hoàn. Mào tinh hoàn là ống nối giữa tinh hoàn với ống dẫn tinh, có nhiệm vụ đưa tinh trùng ra khỏi nơi sản xuất. Hoặc nam giới cũng có thể nhiễm trùng do vi khuẩn tại ống thông tiểu, dụng cụ y tế đặt vào dương vật của họ.
Các nguyên nhân khácNguyên nhân viêm tinh hoàn khác có thể là:
Bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
Viêm do dị ứng: dị ứng do tiếp xúc như bao cao su, vải quần lót.
Mắc các bệnh nam khoa mạn tính. Thường gặp nhất là viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày.
Viêm do tinh hoàn bị tổn thương. Có thể những va chạm mạnh khi quan hệ tình dục, hoặc tai nạn gây chấn thương khiến tinh hoàn bị đụng dập, tổn thương dẫn đến viêm.
Thuốc điều trị viêm tinh hoàn do virusVirus quai bị là nguyên nhân gây viêm tinh hoàn phổ biến nhất ở nam giới. Đối với nhóm nguyên nhân này, những loại thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid như: Advil, Naproxen, Ibuprofen, Motrin… thường được chỉ định. Nếu người bệnh sốt cao có thể kết hợp thêm thuốc hạ sốt.
Viêm tinh hoàn do vi khuẩn có thể tự giới hạn. Nhưng nếu không điều trị triệt để, ở lần tái phát sau, nhiễm trùng sẽ rầm rộ hơn, tấn công cả hai tinh hoàn, dẫn đến biến chứng vô sinh rất nguy hiểm.
Thuốc điều trị viêm tinh hoàn do vi khuẩn bao gồm: kháng sinh, kháng viêm, giảm phù nề, giảm đau và hạ sốt để điều trị dứt điểm tác nhân gây bệnh. Viêm tinh hoàn uống thuốc gì? Các thuốc này bao gồm:
Doxycyclin (Vibramycin, Dorix)
Azithromycin (Zithromax)
Ceftriaxone (Rocephin), Trimethoprim
Sulfamethoxazol và kết hợp (Septra, Bactrim)
Ciprofloxacin (Cipro)
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Hầu hết người bệnh viêm tinh hoàn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau 3 đến 10 ngày điều trị. Tuy nhiên đôi khi mất đến vài tuần để dứt điểm hoàn toàn tình trạng này.
Thuốc kháng viêm, giảm đauNhững thuốc kháng viêm, giảm đau được chỉ định thuộc nhóm NSAIDs (Aspirin, Ibuprofen…). Không được lạm dụng nhóm thuốc này vì có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.
Sau khi trả lời câu hỏi “viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”, người bệnh có thể kết hợp:
Chườm lạnh tại khu vực nhiễm trùng giúp giảm sưng và đau.
Nghỉ ngơi tại giường, lưu ý nâng cao phần bìu và tinh hoàn.
Chế độ ăn uống hợp lý: nhiều năng lượng, giàu protein, vitamin và uống nhiều nước.
Tắm nước lạnh vào thời gian đầu điều trị khi còn sưng, viêm. Tắm nước nóng giai đoạn sau giúp tiêu viêm.
Tiêm vắc xin ngừa quai bị cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với những trường hợp viêm tinh hoàn có biến chứng: xoắn tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn lượng nhiều…
Khi uống hết thuốc, người bệnh cần chủ động tái khám để theo dõi tiến độ và hiệu quả điều trị.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Lựa chọn cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa uy tín.
Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách, sạch sẽ, thường xuyên.
Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, ổi.
Hạn chế thực phẩm cay nóng, bia, rượu.
Như vậy, YouMed đã giúp bạn trả lời câu hỏi “viêm tinh hoàn uống thuốc gì?”. Ngoài các nhóm thuốc kể trên, phương pháp điều trị kết hợp cũng vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tiến độ điều trị. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ lưu ý khi điều trị.
Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong
Tinh Trùng Yếu Ăn Gì, Không Ăn Gì Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Tinh trùng yếu là tình trạng số lượng tinh trùng có trong tinh dịch giảm sút. Đây là hiện tượng thường gặp và được xem là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nam giới.
Một người đàn ông khỏe mạnh sẽ xuất ra được 2 – 5 ml tinh dịch. Mỗi ml tinh dịch chứa từ 60 – 80 triệu tinh trùng. Trong tinh dịch không chứa hồng cầu và có ít bạch cầu (dưới 1 triệu bạch cầu/ml).
Số lượng tinh trùng di động dưới 75% gọi là tinh trùng yếu. Hiện tượng tinh trùng yếu làm tinh trùng khó tiếp cận với trứng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai.
Người mắc tinh trùng yếu nên ăn các loại cá, đặc biệt là cá hồi Nam giới bị tinh trùng yếu nên ăn rau và trái câyKhảo sát và phân tích tinh trùng của 250 nam giới tại phòng khám chuyên khoa cho thấy:
Những người ăn nhiều trái cây và rau, đặc biệt là rau lá xanh: nồng độ và khả năng di chuyển của tinh trùng tốt.
Những người ít ăn rau hoặc thậm chí không ăn rau: có hiện tượng tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng ít.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi trong rau có nhiều chất chống oxy hóa như co-enzyme Q10, vitamin C và lycopene. Những chất này hỗ trợ tăng số lượng tinh trùng.
Người bị tinh trùng yếu nên ăn các thực phẩm giàu vitamin Vitamin CĐây là loại vitamin chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong cơ thể. Chất này bảo vệ tinh trùng khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ngoài vitamin C còn giúp cải thiện khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng. Người mắc tinh trùng yếu nên ăn thực phẩm chứa vitamin C như sau:
Trái cây họ cam quýt
Kiwi, dâu
Các loại rau củ: cà chua, bông cải xanh, bắp cải, khoai tây…
Vitamin B12Thiếu vitamin B12 có thể khiến số lượng tinh trùng bị giảm sút. Nghiên cứu chứng minh, nếu mỗi ngày nam giới bổ sung khoảng 1.500 mg vitamin B12 trong 2 – 13 tháng thì số lượng tinh trùng sẽ tăng lên đến 60%.
Do đó, để gia tăng chất lượng tinh trùng và khả năng có thai, bạn nên bổ sung một số thực phẩm chứa vitamin B2 như sau:
Thịt và gia cầm
Trứng
Các loại rau xanh
Vitamin EVitamin E là chất thiết yếu được tìm thấy trong tinh trùng và trứng. Vitamin E đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ tinh trùng. Hơn nữa nó còn hỗ trợ tăng nồng độ testosterone. Hormone này giúp quý ông tăng ham muốn.
Các loại rau lá xanh đậm: rau chân vịt, cải xoăn, cải bắp
Cà chua và ớt chuông
Lòng đỏ trứng
Hải sản
Các loại đậu
Thực phẩm chế biến sẵnViệc ăn thịt đỏ đã qua chế biến có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, các loại thịt đã qua chế biến: xúc xích, bò khô, thịt xông khói… không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến sinh lý nam giới nói chung. Do đó, nam giới nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
Thực phẩm từ đậu nànhCác sản phẩm từ đậu nành có chứa phytoestrogen – hợp chất giống estrogen. Estrogen là một nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Do đó ăn quá nhiều đậu nành có thể làm gia tăng nồng độ estrogen. Từ đó gián tiếp giảm số lượng tinh trùng.
Chất béo chuyển hóa (trans fat) Kiểm tra chất lượng tinh trùngTrước khi quyết định có con, vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nam giới có thể xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định số lượng và chất lượng tinh trùng của mình. Ngoài ra, khám sức khỏe cũng là cơ hội để bác sĩ giải đáp câu hỏi “Tinh trùng yếu có con không?” Đồng thời, tư vấn những phương pháp giúp bạn cải thiện và nâng cao sức khỏe sinh sản. Từ đó chúng ta có thể giảm thiểu các nguy cơ về di truyền hoặc yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi…
Quan hệ tình dục an toànQuan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Chính các bệnh lây qua đường tình dục lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh tinh. Một số trường hợp, các tác nhân gây bệnh có thể trực tiếp ảnh hưởng đến ADN của tinh trùng.
Duy trì cân nặng hợp lýThừa cân hay suy dinh dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố. Do đó nó đều tác động xấu đến số lượng tinh trùng. Vì vậy nam giới nên duy trì một cân nặng hợp lý để cải thiện chất lượng tinh trùng.
Người mắc tinh trùng yếu ăn gì và nên tránh gì? Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn. Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe tinh trùng. Một trong những cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn. Nếu xây dựng được một chế độ ăn hoàn chỉnh, sức khỏe tinh trùng của bạn có thể cải thiện nhanh chóng.
Viêm Túi Mật Không Do Sỏi Và Những Lưu Ý Từ Bác Sĩ
Mật (dịch mật) là chất do cơ quan gan bài tiết ra và được lưu trữ trong túi mật. Dịch mật sẽ được túi mật tống xuất xuống ruột để tiêu hoá chất béo. Túi mật được cấu tạo gồm 3 phần gồm đáy, thân và cổ túi mật.
Thông thường viêm túi mật cấp là do sự tắc nghẽn của sỏi mật, còn được gọi là viêm túi mật do sỏi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phát hiện viêm túi mật, nhưng không có sự hiện diện của sỏi. Mà nguyên nhân gây ra có thể là biến chứng sau phẫu thuật hoặc một bệnh lý khác gây ra. Sau khi phát hiện bệnh, chúng ta cần phải điều trị sớm để tránh tình trạng diễn tiến xấu hơn.
Viêm túi mật không do sỏi là một căn bệnh nguy hiểm. Và là một biến chứng của bệnh lý và thủ thuật khác. Bệnh lý này chiếm khoảng 5 đến 10% tất cả các trường hợp viêm túi mật cấp tính. Và thường được kết hợp với các bệnh lý nguy hiểm hơn có tỉ lệ tử vong cao.
Theo các báo cáo, bệnh lý này được Duncan lần đầu tiên mô tả vào năm 1844. Khi một trường hợp tử vong do viêm túi mật không do sỏi đi kèm thoát vị nghẹt được báo cáo. Bệnh lý này thường được phát hiện trong trường hợp của các bệnh nhân có bệnh lý đi kèm nặng. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các biến chứng hoại tử túi mật cũng như thủng túi mật cao hơn so với viêm túi mật do sỏi.
Việc chẩn đoán các triệu chứng lâm sàn của bệnh cực kì khó khăn. Đa số các trường hợp bệnh được phát hiện do đi kèm với một bệnh lý nặng khác như:
Chấn thương nặng, nghiêm trọng.
Bỏng nặng.
Tai biến sau phẫu thuật.
Căng thẳng, stress kéo dài.
Biến chứng của các bệnh lý như: Nhồi máu cơ tim, HIV/AIDS, viêm gan, đái tháo đường hay các trường hợp bệnh lý phải đặt ống thông mũi dạ dày lâu ngày…
Ngoài ra cũng có các trường hợp có biểu hiện lâm sàng rõ ràng như: Đau bụng vùng bụng trên bên phải, hoặc sốt. Tuy nhiên, ta cần kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh.
Đa số các trường hợp bị viêm túi mật không do sỏi thường phát hiện muộn. Khi nó đã gây ra các biến chứng như hoại tử túi mật hay thủng túi mật. Các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm đa số không rõ ràng. Vì thế ta cần phải kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng như:
Siêu âm bụng tổng quátKết quả trên siêu âm thường cho thấy: hình ảnh dày thành túi mật, có dịch mủ xung quanh túi mật… Tuy nhiên chúng có nhược điểm là còn phụ thuộc vào người siêu âm.
Chụp cắt lớp vi tính ( CT-scan )Đây là phương pháp chẩn đoán có tỉ lệ chính xác cao. Với hình ảnh cho thấy túi mật dày thành, có dịch quanh túi mật…
Khi đã được chẩn đoán viêm túi mật không do sỏi. Các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử túi mật và thủng túi mật. Các phương pháp bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ túi mậtTrong đa số các trường hợp sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Có thể phẫu thuật mổ hở hoặc mổ nội soi tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đa số trường hợp là phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
Phẫu thuật nội soi là một phương pháp tiên tiến phổ biến hiện nay. Chúng có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở là vết mổ nhỏ, thời gian hồi phục nhanh, ít đau cho người bệnh, có tính thẩm mỹ cao…
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)Đối với những bệnh nhân đi kèm các yếu tố nguy cơ cao như bệnh lý nền nặng. Thì không thể trải qua cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để đặt stent túi mật. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời. Còn điều trị triệt để thì phải phẫu thuật cắt túi mật.
Thực Phẩm Trị Táo Bón Cho Trẻ Theo Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Các triệu chứng táo bón ở trẻ em không khác nhiều như triệu chứng ở người lớn, chỉ có một sự khác biệt duy nhất là các trẻ không thể nói ra được cảm giác khó chịu mà chúng đang mắc phải. Và táo bón cũng chính là một biểu hiện rất thường gặp xuất hiện ở trẻ, nhất là trong khoảng thời gian đầu trẻ làm quen dần với thức ăn đặc.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải thật sự chú ý đến hệ tiêu hóa của trẻ để nhận biết được sự bất thường này và có giải pháp đúng đắn và kịp thời.
Đối với trẻ mới ăn thức ăn đặcỞ độ độ trẻ đã quen với việc bú sữa mẹ hoặc các loại sữa pha chế khác mà bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đặc. Khi đó thì ở đường tiêu hóa của trẻ sẽ bắt đầu biến đổi, làm quen dần việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm rắn hơn. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu hóa này có thể trở nên khó khăn hơn và dẫn đến một số biểu hiện như sau:
Đi tiêu khó hoặc đi tiêu giống như viên.
Chuyển động co bóp của ruột khó khăn, khiến bé phải thường xuyên cong lưng hoặc khóc khi đi tiêu.
Đi tiêu ít hơn.
Phân khô cứng.
Bên canh đó, vẫn có một điều khá đặc biệt là tần suất phân có thể khác nhau ở mỗi bé. Vì vậy hãy quan tâm, chú ý đến các sinh hoạt thường ngày trước đó của trẻ và chọn để làm móc so sánh với các lần bất thường trong việc đi đại tiện của trẻ. Ví dụ: bình thường trẻ đi tiêu một ngày một lần nhưng gần đây xuất hiện tình trạng vài ngày mới đi và kèm theo một số biểu hiện trên thì có thể là dấu hiệu của táo bón.
Đối với trẻ mới biết điỞ độ tuổi trẻ mới biết đi thì cũng sẽ có biểu hiện tương tự như ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ở độ tuổi này chúng ta còn có thể phát hiện được thêm các biểu hiện khác như:
Phân to bất thường.
Chướng bụng.
Đầy hơi.
Bụng to, cứng bất thường.
Xuất hiện vài vết máu trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
Đối với trẻ lớn hơnĐộ tuổi này cũng sẽ bao gồm tất cả triệu chứng trên. Nhưng ở trẻ lớn hơn thì có thể xuất hiện thêm tình trạng:
Chán ăn, đau dạ dày.
Các vết phân thường xuyên dính trên quần của trẻ.
Đau khi đi tiêu dẫn đến việc sợ hãi khi đi vệ sinh.
1. Nước hoa quảBên trong nước hoa quả có chứa một lượng sorbitol, giúp cho nước hoa quả có chút vị ngọt và có tác dụng như là một chất kéo nước vào lòng ruột giúp cho việc đại tiện có thể được trơn tru, thoải mái hơn.
2. Thực phẩm giàu chất xơCác loại thực phẩm chứa chất xơ sẽ giúp hỗ trợ khả năng vận động của ruột được tốt hơn. Qua đó góp phần giúp ích cho việc đẩy phân ra ngoài được dễ chịu hơn. Và loại chất xơ ưu tiên được bổ sung là chất xơ dạng hòa tan như các loại trái cây, đậu, lúa mạch, yến mạch, cà rốt.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chất xơ có thể khiến cho táo bón trở nên nặng hơn. Vì trong các chất xơ chủ yếu chứa các chất không hòa tan, càng làm cho phân trở nên rắn, và xuất hiện thêm các tình trạng đau bụng, đầy hơi… thường xuyên hơn khi lạm dụng quá nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ.
3. Sữa chuaSữa chua cũng là một trong những thực phẩm trị táo bón cho trẻ. Trẻ bị táo bón có thể là do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Chính vì thế, sữa chua sẽ giúp cung cấp lại lượng lợi khuẩn lên men cân bằng lại. Qua đó có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón mà trẻ đang mắc phải.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ, thì sẽ có thêm một vài phương pháp hỗ trợ cải thiện táo bón được hiệu quả hơn như:
Tắm trẻ bằng nước ấm, thường xuyên mát xa xoa nhẹ vùng bụng của trẻ.
Khuyến khích trẻ tập thể dục và vận động nhiều hơn.
Giảm lượng tinh bột, các chất béo và các thức ăn nhanh cho trẻ.
Tránh các món làm từ sữa.
Tóm lại, táo bón là một triệu chứng thường gặp do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Từ đó, dẫn đến cảm giác bức rức, khó chịu và hay khóc ở trẻ. Đôi khi, táo bón ở trẻ cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh tiềm ẩn như bệnh Hirschsprung, suy giáp hoặc xơ nang.
Chính vì vậy, khi trẻ bị táo bón, mặc dù chúng ta đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay dùng thực phẩm trị táo bón cho trẻ mà tình trạng vẫn tiếp diễn hoặc táo bón có kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc suy nhược thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khảo sát can thiệp kịp thời.
Bệnh Mũi Họng : Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Gặp Bác Sĩ
Liệt kê ra những khó chịu mà hiện tại bạn đang có. Bạn mô tả càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như: Khó chịu ở vị trí nào? Thường bị lúc nào? Bị bao lâu rồi? Nó xuất hiện đột ngột hay do điều gì đó gây nên?…
Liệt kê ra các bệnh lý khác mà bạn đang điều trị, tên các thuốc điều trị, thuốc bổ hoặc các thực phẩm chức năng đang dùng. Chú ý nếu bạn có dị ứng với một loại thuốc nào đó, cần cho bác sĩ biết tên cụ thể của loại thuốc đó.
Có thể dẫn theo người thân, đặc biệt nếu người bệnh là người già và trẻ em: người thân sẽ giúp bệnh nhân nắm các thông tin cần thiết mà bác sĩ cung cấp trong buổi khám.
Bạn cũng nên chuẩn bị trước các câu hỏi cần được bác sĩ giải đáp. Liệt kê trước các câu hỏi sẽ giúp người bệnh đỡ quên trong lúc gặp bác sĩ.
Hãy viết lại những câu hỏi mà bạn thắc mắc trước khi đi khám! Điều này sẽ giúp bạn trao đổi với bác sĩ hiệu quả hơn, tránh trường hợp quên những điều cần hỏi do tâm lý lo lắng căng thẳng khi gặp bác sĩ.
Tôi có cần làm thêm những xét nghiệm, nội soi hay chụp chiếu chẩn đoán hình ảnh nào khác?
Tôi có cần phải kiêng cữ, thay đổi lối sống hay luyện tập thế nào không?
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các thuốc được kê trong đơn thuốc? Có triệu chứng nào tôi cần phải đặc biệt chú ý?
Các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm bao lâu sau khi bắt đầu điều trị?
Bệnh lý của tôi là mãn tính hay tạm thời? Tôi có cần phải sử dụng thuốc lâu dài hay không?
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh nhân không nên đem nỗi bất an và những thắc mắc không được giải quyết về nhà.
3.1. Nếu bạn đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng vì vấn đề gặp phải ở Mũi
Bạn có bị sổ mũi (chảy nước mũi) không?
Tình trạng chảy nước mũi có xảy ra thường xuyên không?
Nước mũi của bạn như thế nào? Lỏng như nước hay nước mũi nhầy đặc? Có máu? Hoặc như mủ?
Nước mũi màu gì? – Dịch trong không màu/màu trắng/màu vàng/màu xanh.
Nước mũi có nặng mùi (có mùi hôi) không?
Bạn có bị chảy máu mũi không? Chảy máu mũi có xảy ra thường xuyên không? Chảy máu mũi có dễ cầm không?
Bạn có thể thở qua mũi bình thường không?
Bạn bị nghẹt mũi cả 2 bên hay chỉ 1 bên?
Bạn có bị nhức ở mũi hay vị trí nào trên mặt không?
Khả năng ngửi của bạn có bị ảnh hưởng không? Bạn có bị mất mùi không?
Bạn có bị dị ứng với phấn hoa, bụi, lông chó, lông mèo hay loại dị ứng nào khác không?
Bạn có ho/hắt hơi nhiều không? Bạn có nhảy mũi, ngứa mũi nhiều không? Có triệu chứng bất thường nào khác kèm theo không?
3.2. Nếu bạn đến gặp bác sĩ về bệnh mũi họng
Triệu chứng ở họng
Bạn có cảm giác gì ở họng (ngứa/đau/rát)? Các triệu chứng đó bắt đầu xuất hiện khi nào? Có thường tái phát hay không?
Triệu chứng ở họng có kèm với ho không?
Bạn có bị khàn giọng không? Bạn bị thay đổi giọng nói từ khi nào?
Bạn có thường phải khạc ra không?
Bạn có cảm thấy gì vướng víu trong họng không?
Bạn có bị khó nuốt / nuốt vướng không?
Bạn có gặp vấn đề gì khác ở vùng miệng, lưỡi hay lợi không?
Bạn có thường bị chảy máu chân răng không?
Có thay đổi về nếm không?
Bạn có một vết loét trên lưỡi
Bạn bị tưa lưỡi/đẹn lưỡi không?
Công việc của bạn có cần phải nói nhiều/nói lớn tiếng không?
Bạn có mang răng giả không?
Bạn có hút thuốc không?
Bạn uống bia rượu cỡ nào?
Việc biết cách cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ là rất cần thiết. Sự chuẩn bị kĩ càng trước khi đi khám của bạn sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ vấn đề của người bệnh, từ đó đưa ra hỗ trợ và phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ đóng vai trò then chốt trong kế hoạch điều trị. Hi vọng qua bài viết trên của YouMed, các bạn đã có một sự chuẩn bị tốt nhất để có một buổi trò chuyện thật hiệu quả với bác sĩ của mình.
Lời Khuyên Của Bác Sĩ: Huyết Áp Thấp Nên Ăn Trái Cây Gì?
Người bị huyết áp thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ sinh hoạt cũng như sức khoẻ của họ. Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và ổn định huyết áp. Đặc biệt những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh huyết áp thấp nói riêng cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình.
Nếu một người ăn uống một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì họ sẽ duy trị được chỉ số huyết áp ổn định. Ngược lại việc ăn uống một cách tuỳ tiện không khoa học thì các triệu chứng của huyết áp thấp như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai… sẽ nặng thêm và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.
Cà rốtCà rốt là thực phẩm vô cùng dinh dưỡng mà ai cũng nên bổ sung vào thực đơn của mình. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng cà rốt còn giúp việc tuần hoàn máu ổn định hơn, điều hoà huyết áp tốt hơn. Chính vì thế cà rốt là loại thực phẩm mà người bị huyết áp thấp nên dùng.
ChanhNước chanh rất tốt cho người huyết áp thấp. Nếu bạn bị tụt huyết áp bạn nên uống một ly nước chanh để giúp đưa huyết áp về mức bình thường. Các chất trong quả chanh sẽ giúp ổn định huyết áp một cách hiệu quả.
TáoTheo các nghiên cứu, táo giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân huyết áp thấp. Trong quả táo chứa nhiều các loại vitamin và acid amin. Các chất trong trái táo có chức năng trao đổi chất và làm tăng số lượng hồng cầu trong máu. Do đó chúng rất có lợi cho người bị huyết áp thấp.
ThơmThơm hay còn gọi là dứa là một loại trái cây mà các chuyên gia khuyên dùng cho những người mắc các bệnh lý xương khớp, tim mạch cũng như huyết áp thấp.
NhoNho là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. Ngoài việc ngon chúng còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, photpho, sắt và canxi. Ăn nho thường xuyên sẽ giúp bổ khí, lợi thận. Quan trọng nhất là tạo máu đi nuôi cơ thể giúp phòng ngừa tình trạng hạ huyết áp.
LựuQuả lựu là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hoá rất tốt cho cơ thể. Lựu giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, rất tốt cho người huyết áp thấp.
CamNước cam rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Chúng giúp tăng tuần hoàn máu và ổn định huyết áp hiệu quả.
Dâu tâyKhi nhắc đến các loại trái cây tốt cho người huyết áp thấp thì không thể không nhắc đến dâu tây. Trong trái dâu tây chứa nhiều hàm lượng sắt rất tốt cho người huyết áp thấp. Các chuyên gia khuyên nên dùng dây tây hàng ngày sẽ rất tốt cho cơ thể.
ChuốiChuối là một loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nói chung và bệnh lý huyết áp thấp nói riêng. Trong quả chuối chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt. Ăn nhiều chuối giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn. Chính vì thế, chuối rất tốt cho người bệnh huyết áp thấp.
Nên bổ sung lượng thức ăn thêm trong mỗi bữa ăn.
Không được bỏ bữa. Nên chia ra thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Bổ sung thêm các thức ăn hoặc các loại trái cây giúp tăng huyết áp trong khâu phần ăn hàng ngày.
Không nên ăn các loại thức ăn gây hạ huyết áp hoặc làm nặng thêm triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.
Các bữa ăn nên cân bằng các chất dinh dưỡng như: Kết hợp thịt, cá và rau, củ, quả trong các bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung thêm muối: Người bệnh huyết áp thấp nên duy trì lượng muối khoảng 10-15 g mỗi ngày.
Uống nhiều nước: Bạn nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày (Tương đương khoảng 1,5-2 lít nước).
Tóm lại, huyết áp thấp là một bệnh lý phổ biến và nguy hiểm. Chính vì thế, chúng ta nên chú ý hơn về chúng và không được chủ quan. Ngoài việc tuân thủ phát đồ điều trị của bác sĩ thì việc lựa chọn một chế độ ăn uống một cách khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Giúp giảm các triệu chứng của bệnh cũng như cải thiện sức khoẻ cho người bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Từ Bác Sĩ “Viêm Tinh Hoàn Uống Thuốc Gì?” trên website Cuik.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!